Hàng chục hộ dân bị “lãng quên” gần 2 thập kỷ

LÊ LINH 20/07/2020 12:48

Nhùng nhằng trong việc đền bù giá đất, 17 năm qua, gần 50 hộ dân tại phường Đông Hải 1 (quận Hải An, Hải Phòng) phải sống trong cảnh “đi cũng dở, ở không xong”.

Dự án một nơi đền bù một nẻo

Năm 2003 UBND thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 981/QĐ-UBND ngày 9/5/2003 về việc thu hồi 67.522,6 m2 đất giao cho Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex (PTS) để thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở để bán theo cơ chế kinh doanh tại phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Gần hộ dân suốt gần 2 thập kỷ qua

Gần hộ dân suốt gần 2 thập kỷ qua "bị lãng quên".

Sau khi có quyết định giao đất Công ty PTS lên kế hoạch đền bù, thống nhất giải phóng mặt bằng với các Sở ngành có liên quan. Phần lớn là lấy đất nông nghiệp đền bù với mức 18.200đ/1m2. Để làm vuông đất qui hoạch chủ đầu tư lấy thêm đất thổ cư của 37 hộ dân – Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài. Một số ít hộ dân đã cho kiểm kê tài sản, đất và vật kiến trúc trên đất. Tuy nhiên, đến lúc nhận tiền đền bù thì người dân mới phát hiện ra mức giá áp dụng đền bù cho dự án không đúng.

Một hình ảnh đối lập, đất được đền bù giải phóng thì xây nhà cao, còn người dân không nhận đền bù thì không được sữa chữa bất kỳ điều gì vì là

Một hình ảnh đối lập, đất được đền bù giải phóng thì xây nhà cao, còn người dân không nhận đền bù thì không được sữa chữa bất kỳ điều gì vì là "đất dự án".

Mức đền bù cho dự án PTS được áp dụng theo Quyết định 810/QĐ-UB ngày 26/4/2001, quyết định này nêu rõ về việc đền bù, vật, kiến trúc khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật Khu đô thị Ngã Năm – Sân bay Cát Bi. Trong quyết định này được Phó Chủ tịch thành phố Phạm Tiến Dũng (lúc bấy giờ) ký, trong điều 2 chỉ rõ “quyết định đền bù của dự án này không áp dụng cho các dự án khác”.

Và ngày 25/8/2003 liên Sở Tài chính- Vật giá, Xây dựng và Địa chính nhà đất đã có tờ trình 1559/TT-LS gửi UBND thành phố về việc áp dụng đơn giá 1212/QĐ-UB ngày 16/7/1999 của UBND thành phố Hải Phòng, qui định này chỉ áp dụng cải tạo quốc lộ 10 thuộc địa phận thành phố Hải Phòng. Đáng nói ở đây là trong công văn số 815/UBND – VP do ông Phạm Chí Bắc, Phó Chủ tịch UBND quận Hải An (lúc bấy giờ) kí, cũng không đưa ra được lý do vì sao lại áp giá bồi thường theo QĐ 1212 và QĐ 810. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến người dân không chấp nhận mức bồi thường và đôi bên “giằng co” đến 17 năm.

Dân và doanh nghiệp - “người cùng khổ”

Khi thành phố có chủ trương chỉnh trang đô thị, người dân đã hồ hởi hưởng ứng bàn giao đất, thế nhưng sau 17 năm khu đô thị vẫn chưa được hình thành, đường dân sinh chưa hoàn thiện, một cảnh tượng đối lập hiện ra, một bên là các tòa nhà biệt thự, một bên là những nhà cấp 4 lụp xụp và đầy oán thán. Bà Phạm Thị Sinh, một người dân trong gần 50 hộ dân phẫn uất “tôi quá khổ, gần hai chục năm sống trong ngôi nhà nguy hiểm này, con thì bị điên phải đi bệnh viện, chồng thì mất. Tôi rất cần nhà nước dứt điểm cho chúng tôi dự án này có tiếp tục không hay thu hồi. Nhà nước cần chúng tôi sẵn sàng bàn giao đất nhưng phải đền bù đúng theo quy định”.

Bà Phạm Thị Sinh sống trong khốn cùng gần 20 năm.

Bà Phạm Thị Sinh sống trong khốn cùng gần 20 năm.

Cũng “mệt mỏi” không kém người dân là phía PTS, ông Đào Thanh Liêm, Chủ tịch Hội đồng quản trị chia sẻ: “chúng tôi đã làm hết trách nhiệm có thể, nhưng chúng tôi không được quyền quyết định về giá cả đền bù. Thành phố quyết như thế nào chúng tôi theo như thế đó, bảo đền bù bao nhiêu chúng tôi đền bù bấy nhiêu. Chúng tôi rất mong được kết thúc sớm dự án này, không chỉ những hộ dân chưa được đền bù có cuộc sống ổn định mà những người đã xây dựng trên đất dự án cũng có thể chuyển nhượng đất và có những kế hoạch khác. Quan trọng hơn cả chúng tôi đã đầu tư quá nhiều tiền vào dự án này nên cũng mong nó sớm hoàn thiện để khu dân cư đó được khang trang và đẹp hơn”.

Hạ tầng của dự án đầu tư gần hoàn thiện nhưng khu dự án vẫn không thể hoàn thành vì gần 50 hộ dân vẫn chưa được nhận đền bù.

Hạ tầng của dự án đầu tư gần hoàn thiện nhưng khu dự án vẫn không thể hoàn thành vì gần 50 hộ dân vẫn chưa được nhận đền bù.

Ông Đỗ Văn Thuấn, Chủ tịch phường Đông Hải 1 cho biết “ngay khi người dân gửi đơn kêu cứu tôi cũng đã báo cáo cấp trên, cá nhân tôi cũng mong dứt điểm là làm tiếp hay thu hồi lại dự án để nhân dân được ổn định”.

Theo Luật sư Phạm Thanh Sơn, trưởng văn phòng luật sư nam Hà Nội:“Trong phương án bồi thường ngoài nội dung về mức bồi thường, số tiền bồi thường còn phải đưa ra phương án hỗ trợ, mức hỗ trợ và vấn đề tái định cư. Tuy nhiên, trong phương án mới mà ban bồi thường đưa ra không đề cập đến những nội dung này. Do đó, chưa đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của người dân”.

Như vậy, câu chuyện của gần 50 hộ dân vẫn chưa có hồi kết. Với cái mác “đất dự án” các hộ dân có đất không được xây dựng, nhiều gia đình xuống cấp mà không được sửa chữa, mọi cái vẫn phải giữ nguyên hiện trạng. Gần hai thập kỷ trôi qua, với một đời người đó là đủ tuổi trưởng thành nhưng đất vẫn mang cái tên là “trong dự án”.

Có thể bạn quan tâm

  • Những vướng mắc khi thu hồi đất dự án Nha Trang Sao

    Những vướng mắc khi thu hồi đất dự án Nha Trang Sao

    10:55, 11/06/2020

  • Ngang nhiên chiếm dụng đất dự án làm sân bóng chuyền (Hải Phòng): Yêu cầu trả lại nguyên trạng trước 15h ngày 22/3

    Ngang nhiên chiếm dụng đất dự án làm sân bóng chuyền (Hải Phòng): Yêu cầu trả lại nguyên trạng trước 15h ngày 22/3

    05:30, 20/03/2020

  • [Phóng sự điều tra] Nghi vấn chiếm dụng đất Dự án hồ Yên Sở?

    [Phóng sự điều tra] Nghi vấn chiếm dụng đất Dự án hồ Yên Sở?

    06:06, 08/03/2020

  • Nghi vấn chiếm dụng đất Dự án hồ Yên Sở: Lợi ích nào sau “tấm mành tôn”?

    Nghi vấn chiếm dụng đất Dự án hồ Yên Sở: Lợi ích nào sau “tấm mành tôn”?

    15:35, 15/01/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hàng chục hộ dân bị “lãng quên” gần 2 thập kỷ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO