Hàng loạt nhà máy được quy hoạch ra sao sau di dời?

Diendandoanhnghiep.vn Trong 5 năm tới, Nhà máy Bia Hà Nội và 8 cơ sở ở quận Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Long Biên sẽ di dời theo quy hoạch.

>>> “Di dời”, rồi sao nữa?

UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1). Dự kiến, tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới, HĐND thành phố Hà Nội sẽ xem xét, thông qua.

Người dân mong muốn đẩy nhanh tiến độ di dời nhà máy xí nghiệp sản xuất, trường đại học, bệnh viện từ khu vực nội thành ra ngoại thành.

Các khu đất nhà máy sau di dời được quy hoạch chủ yếu là đất công cộng, đất cây xanh, đất hỗn hợp.

Theo tờ trình, UBND thành phố đề xuất di dời 10 cơ sở nhà đất do các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng phải di dời theo quy hoạch (do không phù hợp với quy hoạch xây dựng), thuộc trường hợp UBND cấp tỉnh ban hành danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch sau khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Cụ thể, trong số 10 cơ sở này, quận Hoàn Kiếm có 3 cơ sở, gồm: Công ty In báo Nhân dân, địa chỉ tại 15 Hàng Tre, diện tích hơn 1.500 m2; toà soạn báo Lao Động, địa chỉ tại 51 Hàng Bồ, diện tích 359 m2, hiện đóng cửa để không, không cho thuê, không sản xuất; Cty TNHH MTV in báo Hà Nội mới, địa chỉ tại 35 Nhà Chung, diện tích hơn 1.800 m2, hiện có nhà máy in, trong đó một phần diện tích là nhà hàng ăn uống.

Quận Ba Đình có 1 cơ sở là nhà máy bia Hà Nội (Tổng Cty CP Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội), địa chỉ tại 183 Hoàng Hoa Thám, diện tích hơn 52.000 m2, hiện vẫn đang hoạt động sản xuất và trưng bày giới thiệu sản phẩm. Theo quy hoạch phân khu đô thị H1-2 được UBND thành phố phê duyệt tháng 3/2021, khu đất này sẽ trở thành đất hỗn hợp + công cộng + trường THPT + cây xanh + nhà ở + bãi đỗ xe.

Quận Thanh Xuân có 2 cơ sở. Theo quy hoạch được UBND thành phố phê duyệt, khu vực này sẽ là đất công cộng của thành phố và khu vực, hỗn hợp (dịch vụ thương mại và ở), nhà trẻ, trường tiểu học, cây xanh.

Cty TNHH MTV In và TM Thông tấn xã Việt Nam, địa chỉ tại số 70/342 Khương Đình, phường Hạ Đình, diện tích 5.000 m2, là văn phòng và cơ sở sản xuất. Theo quy hoạch, khu đất sẽ là đất công cộng khu vực, đất cây xanh, đất hỗn hợp.

Quận Long Biên có 2 cơ sở, gồm: Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Cty Vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội, địa chỉ tại số 551 Nguyễn Văn Cừ, diện tích hơn 200 m2, hiện là trụ sở Cty, nhà xưởng sửa chữa toa xe. Cơ sở thứ 2 là Tổng kho xăng dầu Đức Giang, địa chỉ tại số 26 phố Đức Giang, diện tích hơn 159.000 m2, đang là bể chứa xăng dầu. Theo quy hoạch, khu đất sẽ có chức năng đất hỗn hợp, đất nhóm nhà ở mới, đất cây xanh, đất bãi đỗ xe, đất công cộng và đường quy hoạch.

Quận Đống Đa có 1 cơ sở, là Cty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp, địa chỉ tại số 167/6 phố Phương Mai, diện tích hơn 800 m2, hiện là văn phòng làm việc.

Quận Bắc Từ Liêm có 1 cơ sở, là Viện Hoá học công nghiệp Việt Nam, địa chỉ tại phường Phúc Diễn, diện tích hơn 30.000 m2, hiện trạng một phần đã phân cho cán bộ công nhân viên, một phần hoạt động nghiên cứu công nghệ ngành hoá chất, sản xuất thuốc tuyển quặng. Theo quy hoạch, vị trí này là đất cơ quan, viện nghiên cứu.

Được biết, năm 2015, UBND TP Hà Nội chính thức thành lập Ban chỉ đạo di dời tổng số 117 cơ sở trên địa bàn 12 quận nội thành và xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ hoàn tất. Trong đó, Q.Đống Đa 15 cơ sở; Q.Ba Đình 2 cơ sở; Q.Cầu Giấy 2 cơ sở; Q.Hai Bà Trưng 18 cơ sở; Q.Hoàn Kiếm 6 cơ sở... Tuy nhiên theo con số mới nhất từ Sở Tài nguyên - Môi trường TP.Hà Nội, tính đến thời điểm hiện nay mới có 67 cơ sở sản xuất di dời ra các khu, cụm công nghiệp ngoại thành hoặc tỉnh lân cận.

Nhà máy xe lửa Gia Lâm nằm giữa quận Long Biên

Nhà máy xe lửa Gia Lâm nằm giữa quận Long Biên

KTS. Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam cho rằng, việc di dời cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội đô, về định hướng và kế hoạch đã có sự quan tâm của Chính phủ, nhưng sự phối hợp giữa chủ quản đầu tư (các bộ, ngành), giữa chủ đầu tư (chủ sở hữu các khu công nghiệp) và thành phố còn chưa chặt chẽ.

Một điểm nữa là các khu đất sau di dời cần có sự giám sát của cơ quan quản lý và người dân. Mặc dù quy hoạch chung đã có và việc điều chỉnh quy hoạch luật pháp cho phép, tuy nhiên hiện nay đang thiếu một quy trình thống nhất.

"Hà Nội là một trong những tỉnh thành đầu tiên có quy định để xác nhận vai trò tư vấn giám định phản biện từ năm 2013. Tuy nhiên, vừa qua trong Luật Xây dựng mặc dù có nói phải lấy ý kiến cộng đồng và chuyên gia nhưng lại rất ít khi thực hiện. Phần lớn chủ đầu tư không thực hiện, mà cơ quan quản lý cũng không giám sát. Do đó, phải sửa đổi và điều chỉnh lại Quyết định từ năm 2013 để tạo cơ chế bắt buộc các cơ quan quản lý lấy ý kiến của chuyên gia, người dân khi điều chỉnh quy hoạch"- ông Nghiêm đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hàng loạt nhà máy được quy hoạch ra sao sau di dời? tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713523437 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713523437 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10