Hành lang kinh tế Caspi và "vũ khí" năng lượng

Diendandoanhnghiep.vn Iran vừa đề xuất thành lập khối kinh tế bao gồm các quốc gia xung quanh biển Caspi với trọng tâm năng lượng và du lịch - giàu tham vọng.

Khối kinh tế này bao gồm Nga, Iran Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan xung quanh biển Caspi - vùng biển bị kẹp chặt giữa hai lục địa Á - Âu.

 Tại Diễn đàn Kinh tế Caspi, Iran đã đề xuất thành lập khối kinh tế mới bao gồm Nga, Iran, Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan.

Tại Diễn đàn Kinh tế Caspi, Iran đã đề xuất thành lập khối kinh tế mới bao gồm Nga, Iran, Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan.

>> "Nóng" cuộc chạy đua khí đốt toàn cầu

Thời liên minh đua nở

Đây là mục đích mà Iran nhắm tới, cùng với Nga xây dựng hành lang thương mại dầu mỏ và khí đốt trong bối cảnh hai cường quốc năng lượng gặp rất nhiều trở ngại do bị Mỹ và phương Tây đồng loạt cấm vận.

Trước đó, Nga và Iran đã đạt được cam kết trao đổi nguồn cung năng lượng, ở giai đoạn đầu sẽ lưu chuyển khoảng 5 triệu tấn dầu và 10 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, dựa trên nguyên tắc sử dụng chung hậu cần, vận tải, tiền tệ và giá cả. Phó Tổng thống Iran Mohammad Mokhber gọi đây là “hành lang hải quan xanh”.

Từ khi chiến sự Nga - Ukraine xảy ra, thái độ cương quyết của Mỹ và châu Âu là động lực thôi thúc các liên minh hẹp thắt chặt quan hệ hợp tác, như Tổ chức hợp tác kinh tế Á - Âu (EAEU), Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).

Mức độ cam kết hợp tác vượt qua tính chất bình thường, đã xuất hiện ý tưởng xây dựng hành lang tài chính, tiền tệ, thương mại tách khỏi hệ thống toàn cầu; tất cả đều tồn tại mâu thuẫn sâu sắc với Mỹ và châu Âu.

Điều đó cho thấy gì? Cộng đồng toàn cầu hóa đang nứt vỡ nhanh chóng, chia thành từng mảnh nhỏ có xu hướng phát triển đối lập nhau. Trong đó, dòng chảy ngầm không gì khác là cuộc chiến về năng lượng.

Tối ưu hóa dầu khí

Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn đàm phán nới lỏng cấm vận với Iran, đổi lại nước này gia tăng sản lượng dầu mỏ. Tuy nhiên, Iran đã “lắc đầu” với đề nghị này và tiếp tục ngả về phía Nga.

Nga và Iran lựa chọn con đường đối đầu với Mỹ nên các nước này muốn tự thiết lập không gian kinh tế riêng biệt, dựa trên năng lực khai thác dầu mỏ và khí đốt. OPEC+ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày là dấu hiệu bất tuân quyền lực Mỹ của khối Ả rập và Nga.

Đáng chú ý, khối kinh tế Caspi có cơ chế hoán đổi dầu mỏ và khí đốt với tất cả mặt hàng khác. Đây là giải pháp thức thời có lợi cho Nga và Iran, bằng cách thức này họ có thể tìm kiếm nguồn hàng phi năng lượng, như lương thực, hàng tiêu dùng từ Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan.

Trong khi bị cấm vận ngặt nghèo, khó tiếp cận thị trường ngoại biên thì Nga và Iran có thể thông qua đồng minh - không bị cấm vận để nhập khẩu hàng hóa thiết yếu. Đây là một phương pháp thông minh lách qua khe cửa hẹp. Đồng thời, dầu mỏ và khí đốt lưu chuyển qua đồng minh có thể đến thị trường thứ 3.

Tuy nhiên, tiềm lực khối Caspi đến đâu lại là chuyện khác, bởi vì vòng kim cô đô la Mỹ còn quá mạnh; cơ chế lưu thông tài chính, tiền tệ chính vẫn còn đang nằm trong tay các quốc gia phương Tây. Nhiều khả năng Mỹ và phương Tây sẽ sử dụng biện pháp mạnh để đối phó với Nga và Iran.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hành lang kinh tế Caspi và "vũ khí" năng lượng tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713565576 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713565576 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10