"Hành lý" quan trọng của doanh nghiệp Việt khi “ra khơi”

Công Thương - Phạm Sơn 03/04/2019 10:50

Xây dựng chữ tín và phòng ngừa rủi ro là hành lý quan trọng nhất của doanh nghiệp Việt khi muốn “ra khơi”.

Đó cũng chính là nội dung được các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp đem ra tranh luận tại hội thảo “Doanh nghiệp Việt ra biển lớn" được tổ chức mới đây tại TP HCM.

Xây dựng niềm tin

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp Việt muốn vươn biển lớn trước hết phải lấy chữ tín làm đầu, xây dựng cho mình một thương hiệu uy tín với các đối tác nước ngoài.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Trung Tín - Tổng giám đốc Công ty An Gia lấy dẫn chứng về kinh nghiệm gọi vốn đầu tư từ đối tác Nhật. Là thế hệ doanh nhân 8x, xuất phát từ hoạt động môi giới hơn 1 thập kỉ trước. Ban đầu, bán nhà nhưng với hình thức hợp tác môi giới, công ty không thể giám sát được chủ đầu tư, không chủ động trong việc hoàn thành nhà đúng tiến độ để giao cho khách hàng. Cũng theo ông Tín, đó cũng là điều mà chúng tôi rất áy náy và rất buồn khi có khách hàng điện thoại hỏi thăm vì sao trễ hẹn, mặc dù họ biết chúng tôi chỉ là đơn vị môi giới. Đó cũng là một trong những động lực khiến lãnh đạo Công ty An Gia hồi đó mạnh dạn phát triển để trở thành chủ đầu tư từ năm 2014 với dự án đầu tay là The Garden. Đây là dự án đầu tay nhưng được thị trường đón nhận, và cũng là dự án mang dấu ấn, tạo nền tảng cho An Gia phát triển. Từ bệ phóng này, An Gia mở rộng đầu tư và tiếp tục cho ra đời hàng loạt dự án như The Star, Riverside, Skyline, River Panorama và mới nhất là Sk89.

Cộc mốc lớn trong quá trình phát triển của An Gia là tháng 7/2015, Công ty đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư toàn diện với Quỹ Đầu tư Creed Group của Nhật Bản. Quá trình kêu gọi vốn với quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản, nổi tiếng là có những tiêu chuẩn khắt khe riêng theo ông Tín thì An Gia gói gọn trong bốn từ “xây dựng niềm tin”. Đó là phải khiến đối tác tin tưởng, dựa trên sự hợp tác chân thành. Và một khi đã có được sự tin tưởng lẫn nhau, quá trình gọi vốn cũng trở nên dễ dàng hơn. Khi có niềm tin thì mọi khó khăn sẽ được giải quyết. 

abc

Quá trình kêu gọi vốn với quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản, nổi tiếng là có những tiêu chuẩn khắt khe riêng, theo ông Nguyễn Trung Tín - Tổng giám đốc Công ty An Gia, An Gia gói gọn trong bốn từ “xây dựng niềm tin”. Đó là phải khiến đối tác tin tưởng, dựa trên sự hợp tác chân thành.

Cũng liên quan đến vấn đề này, đại diện Quỹ đầu tư Creed Group cho rằng, Việt Nam có nguồn lực lao động trẻ, chăm chỉ; bất động sản Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển, do đó các đối tác nước ngoài sẽ lựa chọn những doanh nghiệp có uy tín để đầu tư. “Nếu bạn không có uy tín sẽ bị đào thải, vươn ra biển lớn cần xây dựng được niềm tin” - Đại diện Creed Group khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

  • Rào càn nào trong tiếp cận vốn tín dụng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam?

    Rào càn nào trong tiếp cận vốn tín dụng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam?

    14:34, 02/04/2019

  • Chuyển giao doanh nghiệp gia đình: Đừng để các kỳ vọng thành gánh nặng cho thế hệ kế cận

    Chuyển giao doanh nghiệp gia đình: Đừng để các kỳ vọng thành gánh nặng cho thế hệ kế cận

    13:15, 02/04/2019

  • 4 khó khăn khiến doanh nghiệp Việt chưa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

    4 khó khăn khiến doanh nghiệp Việt chưa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

    12:49, 02/04/2019

  • Doanh nghiệp chờ tỉnh Nghệ An “chốt” phí xử lý rác

    Doanh nghiệp chờ tỉnh Nghệ An “chốt” phí xử lý rác

    11:00, 02/04/2019

Tháo gỡ rào cản

Để tiến trình “ra khơi” vươn ra thị trường thế giới của các doanh nghiệp Việt diễn ra thuận lợi, đạt được các mục tiêu đặt ra thì việc tháo gỡ các rào cản về thủ tục, hải qua, vay vốn chính là các yếu quan trọng cho các doanh nghiệp “ra khơi” suôn sẻ.

Đề cập về những rào cảo này, đại diện một số doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM cho biết, những rủi ro mà nhiều doanh nghiệp Việt mắc phải khi vươn ra biển lớn là rủi ro về tỷ giá, địa chính trị, kinh tế, tín dụng, thủ tục hải quan… đây là những vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp Việt bị níu chân.

Về vấn đề này, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cho biết, đối với các doanh nghiệp thì hiện nay đang có một cái khí thế là cùng đột phá, cùng thực hiện những nhiệm vụ để  đưa doanh nghiệp của mình ra biển lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên tận dụng vai trò hiệp hội, hoặc thành lập các quỹ để "phục vụ" cho các rủi ro của doanh nghiệp có thể gặp phải khi vươn ra thị trường thế giới.

Cũng theo bà Mai, về phía Sở Kế hoạch và Đầu tư, để cải thiện môi trường đầu tư, sở đã chọn năm 2019 là năm cải cách hành chính. Tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhiều thủ tục được đơn giản hóa 3 trọng 1, 4 trong 1, nhiều thủ tục hỗ trợ được doanh nghiệp chỉ đi 1 lần là hoàn thành. Ngoài ra TP cũng tổ chức nhiều nhiều hội nghị, hội thảo để làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, thời gian qua NHTW đã có nhiều chính sách thay đổi trong điều hành cơ chế chính sách ngày càng phù hợp với sự phát triển của thời đại, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp có thể củng cố và phát triển.

Ngoài ra các NHTM cũng đang tạo ra những hiệu ứng tích cực cho người dân, doanh nghiệp, tập trung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tham gia nhiều chương trình tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Hành lý" quan trọng của doanh nghiệp Việt khi “ra khơi”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO