HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 23): Luật Đầu tư và mặt trái của tấm huy chương

Diendandoanhnghiep.vn Dù những thành công mà Luật Đầu tư mang lại là không ít nhưng mặt trái của Luật này mang lại cũng khiến nhiều doanh nghiệp lao đao.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã nói ở bài trước, sự ra đời của Luật Đầu tư là một trong những dấu mốc đáng chú ý trên con đường hội nhập của Việt Nam.

Là người trực tiếp tham gia vào quá trình thẩm tra, hoàn thiện dự án Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, cá nhân tôi nhận thấy nhiều kết quả nổi bật mà Luật này mạng lại. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, tấm huy chương nào cũng có... mặt trái.

Quốc hội đầu tiên thời kỳ đổi mới, đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngay trong Kỳ họp thứ 2, có hiệu lực từ tháng 1/1988.

Quốc hội đầu tiên thời kỳ đổi mới, đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngay trong Kỳ họp thứ 2, có hiệu lực từ tháng 1/1988.

Công nghệ mang vào Việt Nam chưa phải là mới nhất

Thứ nhất, là những kết quả trực tiếp. Về số lượng dự án và tổng vốn đầu tư, tính đến 20/9/2018, có trên 26.640 dự án còn hoạt động đến từ 129 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký là 334 tỷ USD, tổng số vốn thực hiện trên 185 tỷ USD. Đối với tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, năm 2017 đầu tư nước ngoài chiếm 23,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp 19,6% GDP, trên 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 17% tổng thu ngân sách nhà nước.

Thứ hai, những tác động lan tỏa không dễ nhận thấy của đầu tư nước ngoài đến khu vực kinh tế trong nước. Nếu không có sức ép cạnh tranh từ khu vực đầu tư nước ngoài thì làm sao khu vực doanh nghiệp trong nước chịu mua sắm công nghệ, thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực quản lý để sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao.

Nhưng nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta trước hết là vì mục tiêu lợi nhuận. Hầu hết họ mong muốn làm ăn nghiêm túc, hợp tác với nước chủ nhà để cùng chia sẻ thành công và lợi ích, nhưng cũng có một bộ phận nhà đầu tư thiếu năng lực, thiếu thiện chí.

Bên cạnh đó, do cơ chế, chính sách, do trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của bộ máy quản lý nhà nước và đội ngũ cán bộ, do nội lực nền kinh tế của chúng ta nên việc thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài trong 30 năm qua đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, bất cập. Đáng chú ý là, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư mới đạt trên mức trung bình (trên 55%).

Những dự án, công trình lớn, hiện đại, những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân đúng chuẩn mực quốc tế… là minh chứng sinh động về kết quả trực tiếp của đầu tư nước ngoài trong 30 năm qua.

Những dự án, công trình lớn, hiện đại, những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân đúng chuẩn mực quốc tế… là minh chứng sinh động về kết quả trực tiếp của đầu tư nước ngoài trong 30 năm qua.

Công nghệ mang vào Việt Nam chưa phải là công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất, thậm chí chỉ mới ở mức khá hoặc trung bình. Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn nhưng phần lớn nhập khẩu nguyên vật liệu, linh phụ kiện từ nước ngoài. Việc liên kết chuyển giao công nghệ với khu vực doanh nghiệp trong nước còn ở mức thấp, một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, có hành vi chuyển giá, trốn thuế, thâu tóm thị trường, cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp chưa bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người lao động Việt Nam, tuyển dụng lao động nước ngoài, trong đó có lao động phổ thông, không đúng quy định của pháp luật…

Cần thu hút nhà đầu tư đẳng cấp cao

Trong bối cảnh mới, với những thách thức từ chiến tranh thương mại, sự dịch chuyển của các dòng đầu tư, Cách mạng Công nghiệp 4.0 chúng ta cần định hướng thu hút FDI thế hệ mới.

Từ những thành tựu, hạn chế, yếu kém, bất cập, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm rút ra qua 30 năm, bám sát định hướng xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 cũng như tính đến diễn biến tình hình, bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước, chắc chắn các cơ quan có thẩm quyền sẽ có chỉ đạo về mục tiêu, định hướng mới trong thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài.

Theo quan điểm của cá nhân tôi, Việt Nam cần phải thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng hơn, đẳng cấp hơn, sử dụng đầu tư nước ngoài hiệu quả hơn trên nền tảng Cách mạng Công nghiệp 4.0 để góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Muốn vậy, chúng ta phải tiếp tục cải cách, đổi mới thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh.

Đồng thời, phải có cơ chế, chính sách phù hợp để định hướng đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn thích hợp. Chúng ta phải mời gọi, thu hút các nhà đầu tư, tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới từ các nước phát triển nhất thuộc nhóm G7, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và các nước khác có trình độ công nghệ cao, tiên tiến và quản trị hiện đại…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 23): Luật Đầu tư và mặt trái của tấm huy chương tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711695663 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711695663 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10