Hệ sinh thái khởi nghiệp: Khuyến khích tư nhân tham gia vào quỹ khởi nghiệp

Ngọc Hà 06/08/2018 11:49

Theo kết quả khảo sát của GEM được công bố mới đây, chỉ số đối mới ở các hoạt động khởi nghiệp của Việt Nam là 13,9% xếp thứ 48/54 nền kinh tế.

12 yếu tố để đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp.

12 yếu tố để đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp. Hệ sinh thái khởi nghiệm của Việt Nam năm 2017.

Theo báo cáo của GEM, đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp dựa trên 12 yếu tố: Một là, cơ sở hạ tầng;Hai là, năng động của thị trường nội địa; Ba là, văn hoá và chuẩn mực xã hội,Bốn là, quy định Chính phủ; Năm là, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; Sáu là, độ mở của thị trường nội địa; Bảy là, giáo dục kinh doanh sau phổ thông; Tám là, chính sách chính phủ; Chín là, tài chính cho kinh doanh; Mười là, chuyển giao công nghệ; Mười một là, chương trình hỗ trợ của Chính phủ; Mười hai là, giáo dục kinh doanh bậc phổ thông.

Theo đó, chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam được đánh giá là tốt nhất, với 4.19/5 và ngược lại yếu tố giáo dục kinh doanh bậc phổ thông trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang là thấp nhất, đạt 1.83/5.

Báo cáo này cũng chỉ ra, nhận thức xã hội về doanh nhân ở Việt Nam tính ở năm 2017 với các tiêu chí kinh doanh là một lựa chọn nghề nghiệp tốt là 62%, doanh nhân thành công có địa vị xã hội cao là 75%, quảng bá về doanh nhân trên phương tiện truyền thông là 81%. Ngoài ra, lĩnh vực kinh doanh khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2017 tập trung vào các lĩnh vực như khai thác là 0.9%, chế biến là 17,7%, phục vụ doanh nghiệp là 6.6%, phục vụ người tiêu dùng là 74,8%.

Xuất phát từ những tồn tại trong hệ sinh thái khởi nghiệp, TS. Lương Minh Huân - Viện Phát triển Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã đề xuất 3 giải pháp nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ nhất, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc ổn định kinh tế vĩ mô, gỡ bỏ các rào cản, nhằm tạo thêm lòng tin cho người làm kinh doanh, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp.

12 chỉ số khởi nghiệp cụ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam

12 chỉ số khởi nghiệp cụ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam năm 2017.

Nhà nước cần tiếp tục kiên định các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, xây dựng lòng tin cho người kinh doanh.

Để thực hiện được điều này bên cạnh vai trò của Chính phủ, các Bộ ngành tiếp tục gỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh, rà soát lại các những quy định về pháp luật có liên quan đến kinh doanh để không cản trở các hoạt động khởi sự kinh doanh. Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp cũng cần được chú trọng. Đồng thời, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực kinh tế để người dân không có “mặc cảm” sẽ bị phân biệt đối xử trong quá trình tiếp cận các nguồn lực kinh doanh.

Tăng cường công tác phổ biến thông tin thị trường để giúp người dân nhận biết được nhu cầu của thị trường từ đó nảy sinh các ý tưởng kinh doanh thay vì khởi sự kinh doanh vì để giải quyết nhu cầu của cuộc sống.

Thứ hai, xây dựng các chương trình hỗ trợ, khuyến khích phát triển khởi nghiệp có định hướng trong những lĩnh vực ưu tiên, đề cao tính đổi mới sáng tạo và có tính quốc tế cao hơn.

Bởi, với nguồn lực có hạn, các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp không nên phân bổ dàn trải mà có sự chọn lọc, ưu tiên định hướng khởi nghiệp cho các lĩnh vực mũi nhọn.

Bảng so sánh chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới.

Bảng so sánh chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới.

Các chính sách, chương trình hỗ trợ không nên chỉ tập trung vào việc khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp mà cũng cần khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp trong doanh nghiệp. Đồng thời, triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ phát triển thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tăng cường công tác thông tin, công khai minh bạch, nhanh chóng và kịp thời các nội dung cam kết FTA, tuyên truyền và nâng cao năng lực về hội nhập kinh tế quốc tế. Hỗ trợ các doanh nghiệp mới khởi sự có thể duy trì và phát triển thành công

Thứ ba, cần cải thiện hệ sinh thái khởi nghiệp để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp và phát triển kinh doanh ở Việt Nam. Tiếp tục đổi mới các chương trình giảng dạy ở bậc phổ thông và hoàn thiện các chương trình đào tạo doanh nhân ở các trường Đại học - Cao đẳng. Bên cạnh đó, cần phổ biến rộng rãi chương trình “Nhận thức về kinh doanh” để các cá nhân có thể tự đánh giá năng lực/điều kiện kinh doanh của mình

Ngoài việc thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ hỗ trợ DNNVV, cần có cơ chế khuyến khuyến khích phát triển các mô hình tư nhân về quỹ khởi nghiệp như các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư thiên thần, quỹ huy động vốn từ cộng đồng.

Đẩy mạnh các hoạt động liên kết giữa các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu với các doanh nghiệp để ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao.

Xây dựng một cơ quan đầu mối tập hợp các chương trình hỗ trợ kinh doanh của Chính phủ để doanh nghiệp và những người làm kinh doanh dễ dàng tiếp cận.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hệ sinh thái khởi nghiệp: Khuyến khích tư nhân tham gia vào quỹ khởi nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO