10 phương pháp cực kì đơn giản giúp sống lâu, sống thọ

Diendandoanhnghiep.vn Tại sao người Nhật sống lâu nhất, có trái tim khỏe mạnh nhất và một dáng vóc khỏe mạnh nhất? Rất đơn giản, vì người dân Nhật Bản luôn duy trì cho mình 10 thói quen vô cùng dễ thực hiện!

Trong báo cáo năm 2020 "World Health Report", Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã so sánh một cách toàn diện hệ thống y tế của các quốc gia khác nhau trên thế giới về "trình độ y tế", "khó khăn trong việc tiếp nhận các dịch vụ y tế" và "tính công bằng của gánh nặng chi phí y tế ".

Nhật Bản một lần nữa đứng đầu cho mục đánh giá "dịch vụ y tế chất lượng cao", "mức độ bình đẳng về gánh nặng y tế", "tuổi thọ trung bình của người dân cao"…

Trên thực tế, việc quản lý y tế quốc gia của Nhật Bản ở cấp chính phủ có thể ngược dòng từ năm 1978. Vào thời điểm đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản lần đầu tiên đưa ra Kế hoạch Chiến dịch Y tế Quốc gia, tập trung vào việc thúc đẩy khám sức khỏe, tăng số lượng y tá và chuyên gia dinh dưỡng…

10 năm sau, với vai trò là một phần quan trọng trong các quyết sách về sức khỏe quốc gia lần thứ hai, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã đề xuất một cơ chế đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi, tiêu chuẩn hóa các trung tâm y tế khu vực và đào tạo các hướng dẫn viên dạy tập thể dục. Ngoài ra, việc trau dồi thói quen chạy bộ của mọi người, xây dựng các hướng dẫn tập thể dục và thúc đẩy xây dựng các cơ sở thể dục cũng được chú trọng hơn. Năm 2000, quyết sách sức khỏe quốc gia lần thứ ba được thực hiện, "Kế hoạch 2 1 Nhật Bản khỏe mạnh" đã được ban hành. Chính phủ Nhật Bản cũng đã ban hành "Luật nâng cao sức khỏe" vào năm 2002 nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy sức khỏe quốc gia.

Sau hơn 30 năm làm việc chăm chỉ, kết quả của một cuộc khảo sát 5 năm một lần cho thấy tuổi thọ trung bình của người Nhật ngày càng tăng. Một trong những ví dụ tiêu biểu hơn là bài tập thể dục cho sức khỏe và tăng tuổi thọ được thực hiện ở thị trấn Takamori, quận Shimoi, tỉnh Nagano. Để đạt được mục tiêu sống khỏe, không bệnh tật, đón nhận cái chết tự nhiên, quận đã chủ động yêu cầu người cao tuổi thực hiện các bài tập sức khỏe và trường thọ.

Đồng thời, người cao tuổi cũng được khuyến khích áp dụng các chế độ ăn lành mạnh hơn, chẳng hạn như giảm lượng muối, khuyến khích họ tiết kiệm một nửa súp khi ăn ramen, chỉ uống một bát súp miso mỗi ngày và chỉ ăn một đĩa nhỏ dưa muối… Kế hoạch cải thiện sức khỏe như vậy đã giữ cho chi phí y tế của người cao tuổi ở tỉnh Nagano thấp nhất Nhật Bản trong 18 năm liên tiếp, và tỷ lệ tử vong do xuất huyết não cũng đã giảm một nửa trong 12 năm. Tập hợp các bài tập về sức khỏe và nâng cao tuổi thọ này ở tỉnh Nagano đã được quảng bá tới nhiều vùng. Tỉnh Shizuoka đã thuê một huấn luyện viên đặc biệt để đưa người cao tuổi đến tập các bài tập tại trung tâm hoạt động người cao tuổi.

Hệ thống y tế của Nhật Bản đứng đầu thế giới, có 10 phương pháp cực kì đơn giản giúp sống lâu, sống thọ: Nên học hỏi - Ảnh 1.

Hầu như tất cả các thành phố ở Nhật Bản đều có các trung tâm quản lý y tế. Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước có tuổi thọ cao, ngoài cơ sở vật chất y tế xã hội đầy đủ, không khí, nước uống và thực phẩm chất lượng cao, còn do chính phủ tích cực quản lý sức khỏe người dân.

Hàng năm, chính phủ Nhật Bản chi trả chi phí y tế khổng lồ cho các bệnh nhân ung thư, tiểu đường, tim mạch và mạch máu não, nhằm thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh của người dân, giúp người trung niên và người cao tuổi phát hiện và phòng ngừa bệnh sớm, giảm gánh nặng tài chính cho chính phủ. Hầu hết mọi thành phố ở Nhật Bản đều có các trung tâm quản lý y tế công lập do chính phủ tài trợ, được kết nối với các bệnh viện công địa phương và bệnh viện đại học để cung cấp các dịch vụ quản lý sức khỏe toàn diện cho người dân địa phương.

Công việc chính của Trung tâm quản lý sức khỏe là khám sức khỏe định kỳ. Mỗi trung tâm đều được trang bị nhiều thiết bị khám sức khỏe tiên tiến như MRI (xác định não và mạch máu), CT (phát hiện sớm ung thư phổi), siêu âm (khám gan, lách và động mạch thận…) máy phân tích thành phần cơ thể (kiểm tra cơ xương mỡ) … để cung cấp cho mọi người các cuộc kiểm tra sức khỏe cần nhiều máy móc hiện đại hơn.

Chi phí khám sức khỏe nói chung không cao, và chủ yếu do bảo hiểm y tế chi trả. Trong năm 2020, người viết cũng đã tham gia trải nghiệm tại một trung tâm quản lý sức khỏe. Các hạng mục cơ bản bao gồm chiều cao, cân nặng, thị lực, thính giác, huyết áp, máu, chức năng phổi, nội soi ngực và bụng... Sau đó là "kiểm tra mục tiêu dựa trên tuổi và giới tính", ví dụ, nam giới từ 40 đến 50 tuổi cần phải trải qua các cuộc kiểm tra chính xác về bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và tuyến tiền liệt.

Năm 2020, tôi đã ngoài 30 tuổi, nên tôi đã tham gia một cuộc "khám bệnh mục tiêu" dành cho phụ nữ ở độ tuổi này, bao gồm cả khám CT và siêu âm. Cuối cùng, tôi chỉ phải trả 4,100 yên (khoảng 900 ngàn đồng) cho phí khám bệnh, mọi thứ khác đều được bảo hiểm y tế chi trả. Một tuần sau, tôi nhận được bản báo cáo dài 15 trang khổ A4, trong đó giới thiệu chi tiết về tình trạng sức khỏe hiện tại của tôi bằng cả hình ảnh và văn bản.

Mọi chỉ số của tôi đều trong giới hạn cho phép, cuối báo cáo cũng chỉ ra tôi lười vận động, thiếu ngủ, nên đi ngủ sớm và dậy sớm để vận động nhiều hơn, đồng thời đề nghị nên đi trị liệu bằng tinh dầu ở đâu sẽ có tác dụng thư giãn tốt.

Ngoài khám sức khỏe, trung tâm còn có khu khám bệnh, phòng mổ, phòng vật lý trị liệu, căng tin… Ngoài ra còn có các chuyên gia dinh dưỡng chuyên biệt giúp người bệnh có những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng. Do có tương đối nhiều nhân viên điều dưỡng, giường bệnh không chật, lại gần nhà, trẻ em cần phục hồi sức khỏe trong thời gian ngắn hoặc các triệu chứng nhẹ thường được điều trị tại trung tâm quản lý y tế để giúp phân tuyến tại các bệnh viện lớn.

Ngoài ra, Trung tâm Quản lý Y tế cũng kêu gọi mọi người áp dụng lối sống lành mạnh thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ như tổ chức các buổi diễn thuyết về sức khỏe miễn phí hàng tháng, hợp tác với chính phủ để thúc đẩy các hoạt động nâng cao thể chất của người dân, và phát phiếu tập thể dục miễn phí và các hoạt động về bộ thuốc gia đình một hoặc hai lần mỗi năm.

Tuổi thọ trung bình của người Nhật đã đứng đầu thế giới trong hơn 20 năm. Ở nam giới từ 55-64 tuổi, tỷ lệ tử vong vì bệnh mạch vành của người Nhật thấp hơn 1/10 so với người Mỹ.

Tỷ lệ béo phì ở Nhật Bản là dưới 4%, trong khi Hoa Kỳ, quốc gia yêu thích thể thao trên thế giới, có tỷ lệ béo phì là 31%.

Hệ thống y tế của Nhật Bản đứng đầu thế giới, có 10 phương pháp cực kì đơn giản giúp sống lâu, sống thọ: Nên học hỏi - Ảnh 2.

Tại sao người Nhật sống lâu nhất, có trái tim khỏe mạnh nhất và một dáng vóc khỏe mạnh nhất?

1. Tuổi thọ dài nhất

Báo cáo Thống kê Y tế Thế giới năm 2015 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố cho thấy năm 2014, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nhật Bản là 86,83 tuổi và của nam giới là 80,50 tuổi, cả hai đều lập kỷ lục lịch sử mới. Tuổi thọ trung bình của người Nhật đã đứng đầu thế giới trong hơn 20 năm liên tiếp.

Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi, trong đó tuổi thọ của nam giới là 71,0 tuổi và của nữ giới là 76,3 tuổi. Từ năm 1989 đến nay, tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục tăng, từ 65,2 tuổi năm 1989 lên 73,6 tuổi năm 2019.

Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tuổi thọ trung bình của người Mỹ năm 2015 là 78,8 tuổi, đây là mức giảm hàng năm đầu tiên trong hơn 20 năm. Trong đó, tuổi thọ trung bình của nam giới Mỹ năm 2015 là 76,3 tuổi, thấp hơn 0,2 tuổi so với năm 2014. Tuổi thọ trung bình của nữ năm 2015 là 81,2 tuổi.

2. Trái tim khỏe mạnh nhất

Theo số liệu, bệnh tim chiếm 1/3 số ca tử vong trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, nó được gọi là "dịch bệnh của thời đại", và gần 2.400 người Mỹ chết vì các bệnh tim mạch mỗi ngày.

Tại Việt Nam, bệnh tim mạch chịu trách nhiệm cho 31% tổng số ca tử vong trong năm 2016 tương đương với hơn 170.000 tử vong.

Tại Nhật Bản, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố số liệu cho thấy tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch vành ở Nhật Bản chỉ là 0,041%, thấp nhất thế giới. Ở nam giới từ 55-64 tuổi, tỷ lệ tử vong vì bệnh mạch vành của người Nhật thấp hơn 1/10 so với người Mỹ.

3. Vóc dáng khỏe mạnh nhất

Theo một báo cáo, tỷ lệ béo phì ở Nhật Bản là dưới 4%. Hoa Kỳ, quốc gia yêu thích thể thao trên thế giới, có tỷ lệ béo phì cao nhất, lên tới 31%.

Theo báo cáo Fitch Solutions Macro Research, tình trạng béo phì tăng nhanh ở Đông Nam Á tạo ra gánh nặng cho hệ thống chăm sóc y tế và ngân sách các nước khu vực, tiêu biểu là Malaysia và Indonesia.

Đáng chú ý, Việt Nam là nước có số người béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI trên 25) tăng nhanh nhất trong giai đoạn 5 năm tính đến hết năm 2014, ở mức 38%, theo sau là Indonesia (33%).

Hệ thống y tế của Nhật Bản đứng đầu thế giới, có 10 phương pháp cực kì đơn giản giúp sống lâu, sống thọ: Nên học hỏi - Ảnh 3.

Người Nhật sống lâu hơn, có một trái tim khỏe mạnh và không bị béo phì, đó là bởi họ có 10 thói quen lành mạnh sau:

1. Ăn thanh đạm, tôn trọng vị gốc của nguyên liệu

Người Nhật chuộng rau củ, nấu với ít dầu và tôn trọng hương vị nguyên bản của nguyên liệu. Ở Việt Nam, chiên, rán là phương pháp nấu ăn khá phổ biến, nhưng ở nhiệt độ cao dễ làm mất chất dinh dưỡng của dầu ăn, thậm chí còn sinh ra chất nguy cơ gây ung thư cao.

2. Thích trà xanh

Các nhà khoa học tin rằng trà xanh là một trong những bí quyết trường thọ của người Nhật.

Trà xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ức chế sự hấp thụ cholesterol, giảm cholesterol xấu, khử trùng và giảm viêm, giảm bớt hoặc trì hoãn quá trình xơ vữa động mạch và đẩy nhanh quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể. Trà xanh rất giàu tannic axit, giúp trì hoãn quá trình lão hóa, trong đó khả năng chống oxy hóa gấp 18 lần vitamin E, Catechin, polyphenol trong trà là những chất oxy hóa mạnh, có thể ức chế sự đột biến tế bào và ung thư.

3. Yêu sạch sẽ

Dù ở thành phố lớn như Tokyo hay ở một thị trấn nhỏ ở nông thôn, đường phố Nhật Bản luôn sạch sẽ và không có tiếng ồn. Khi hoa anh đào rơi, cơn mưa hoa trắng rợp trời, ông già và con mèo ngồi ở ghế đá ven đường lặng lẽ ngắm nhìn hoa rơi. Môi trường sống kiểu này khiến con người bình tĩnh và tránh xa được tính nóng nảy.

"Có bằng chứng rõ ràng cho thấy ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm môi trường có thể làm tăng huyết áp và thậm chí gây hại trực tiếp đến hệ tim mạch". Liu Meilin, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực lipid máu ở Trung Quốc và là giáo sư tại Bệnh viện đầu tiên của Đại học Bắc Kinh, chỉ ra.

Hệ thống y tế của Nhật Bản đứng đầu thế giới, có 10 phương pháp cực kì đơn giản giúp sống lâu, sống thọ: Nên học hỏi - Ảnh 4.

4. Ít ăn muối

Người Nhật ăn rất ít muối, lượng muối ăn hàng ngày của ho thậm chí chưa bằng một nửa so với người Trung Quốc.

Giáo sư Ge Junbo, Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc kiêm Giám đốc Khoa Tim mạch, Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán, chỉ ra rằng điều này rất quan trọng, hiện tại, mối quan hệ giữa muối và huyết áp cao là rất rõ ràng, nó có thể gây phì đại tim và xơ vữa động mạch.

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu coi trọng vấn đề giảm muối quốc gia ngay từ năm 1975 và khởi xướng hàng loạt chiến dịch giảm muối. Hơn nữa, dưới sự giám sát của Tổ chức Y tế Thế giới, người Nhật hiện đang rất chú trọng đến việc kiểm soát muối trong tất cả các khía cạnh của chế độ ăn uống của họ.

Ví dụ, không uống quá nhiều súp miso và không uống súp khi ăn ramen; thêm muối vào cuối khi nấu hoặc hầm để giảm thiểu lượng muối ăn vào.

5. Mỗi ngày ăn hơn 30 loại nguyên liệu

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã xây dựng "Hướng dẫn về Chế độ ăn lành mạnh" ngay từ năm 1985, khuyến khích mọi người ăn 30 loại nguyên liệu (bao gồm dầu ăn và gia vị) mỗi ngày để có dinh dưỡng toàn diện.

Từ đó, nhiều người đã lấy đó làm nguyên tắc ăn uống hàng ngày, ví dụ như cơm sushi ngũ sắc sẽ sử dụng gạo làm nguyên liệu chính, thêm tôm, sò, mực, trứng cá, cá ngừ, đường gừng lát…, khi nấu ăn, sử dụng nhiều loại nguyên liệu tạo nên món ăn; súp miso chứa các sản phẩm từ đậu nành, hải sản, rau…

Ngay cả khi đi ăn ở ngoài, nhà hàng sẽ cung cấp càng nhiều nguyên liệu càng tốt. Để ngăn chặn quá nhiều calo, số lượng mỗi món ăn đều rất ít.

Chế độ ăn uống đa dạng, đặc biệt là ăn nhiều trái cây và rau quả, có lợi cho việc cung cấp đủ dinh dưỡng, có vai trò bảo vệ sức khỏe tim mạch và kéo dài tuổi thọ.

Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ thức ăn, đậu, khoai tây, rau, trứng và sữa mỗi ngày, ăn nhiều rau, cá, hải sản… thay đổi món ăn hàng ngày và thêm một vài loại trái cây và hạt làm đồ ăn nhẹ để dễ dàng đạt tiêu chuẩn về sức khỏe.

Hệ thống y tế của Nhật Bản đứng đầu thế giới, có 10 phương pháp cực kì đơn giản giúp sống lâu, sống thọ: Nên học hỏi - Ảnh 5.

6. Năng ăn hải sản

Người Nhật Bản đã không thể tách rời cá trong chế độ ăn uống của họ từ khi còn nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, ăn cá trong thời gian dài, đặc biệt là cá biển sâu như cá hồi, cá ngừ không những có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm cholesterol mà còn giảm hơn 52% bệnh tim mạch.

7. Bớt lái xe, vận động nhiều hơn

Nhiều người Nhật không có thời gian tập thể dục cố định, nhưng họ ít khi lái xe và thích đi các phương tiện công cộng để đi làm.

Nhiều người Nhật cũng chọn xe đạp làm phương tiện di chuyển hàng ngày, vừa để rèn luyện sức khỏe vừa để thư giãn.

8. Cuộc sống 0.8

"Cuộc sống 0,8" được đề xuất bởi nhà văn và bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản He Zhigong. Đó là một lối sống lành mạnh: bạn không cần phải dốc toàn lực cho mọi thứ, cố gắng 80% là được rồi, 20% còn lại để đó để nghỉ ngơi dưỡng sức hoặc làm vốn lúc nào cần thì điều động là được.

Hệ thống y tế của Nhật Bản đứng đầu thế giới, có 10 phương pháp cực kì đơn giản giúp sống lâu, sống thọ: Nên học hỏi - Ảnh 6.

9. Chậm lại nửa nhịp

Đảo Okinawa của Nhật Bản được mệnh danh là "Đảo của kỷ lục thế giới về tuổi thọ". Lối sống "chậm nửa nhịp" rất phổ biến ở đây, người dân địa phương gọi đó là "Giờ Okinawa", mọi người tin rằng cuộc sống đầy áp lực và căng thẳng cao, sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của con người.

10. Chính phủ giúp người dân giảm cân và ngăn ngừa bệnh tim

Các yêu cầu của chính phủ Nhật Bản đối với những công dân thon thả đã nâng lên tầm pháp luật.

Một trong những luật của nó quy định rằng, khi chu vi vòng eo vượt quá 33,5 inch (85 cm) đối với nam và 35,4 inch (90 cm) đối với nữ, nếu một trong các chỉ số đường huyết, huyết áp và lipid máu không đủ tiêu chuẩn, họ phải giảm cân trong vòng 3 tháng; nếu bạn không giảm được cân, bạn phải được giáo dục về kiểm soát chế độ ăn uống; nếu bạn vẫn thừa cân trong vòng 6 tháng nữa, bạn phải tự động nghỉ việc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 10 phương pháp cực kì đơn giản giúp sống lâu, sống thọ tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711702618 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711702618 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10