“Heo ăn chuối” cứu vãn 10 năm làm nông thăng trầm của bầu Đức?

Diendandoanhnghiep.vn Hơn 1 thập kỷ dấn thân sản xuất nông nghiệp là thời gian không hề “xuôi chèo mát mái” của đại gia phố Núi Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức)…

>>>Trồng chuối, nuôi heo đã trở thành điểm sáng của nhà bầu Đức ra sao?

Tham vọng lớn

Giữa những năm 2000, tên tuổi bầu Đức gắn liền với tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cùng những dự án bất động sản lớn và khối tài sản kếch sù. Bầu Đức là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, doanh nhân đầu tiên sở hữu máy bay riêng và sớm chuyển hướng kinh doanh, từng bước chuyển lấn sân đầu tư nông nghiệp vốn giàu tiềm năng, nhiều cơ hội phát triển và có thể mang lại biên độ lợi nhuận gộp cao.

Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức

Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức

Năm 2008, bầu Đức dồn sức lực, tiền bạc cho cao su - cây trồng đầu tiên trong hành trình hơn 10 năm thăng trầm cùng nông nghiệp. Khắc phục hạn chế cố hữu của nền nông nghiệp Việt Nam là manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp, bầu Đức với tiềm lực kinh tế lớn đã “chơi” lớn đầu tư hàng tỷ USD để trồng cao su bài bản như nhập thiết bị hiện đại từ Isazel - quốc gia đứng đầu về nông nghiệp công nghệ cao, thuê nhân sự nước ngoài có kinh nghiệm để điều hành 51.000 ha diện tích cao su và cây cọ.

Trong giai đoạn 2010 - 2011, Hoàng Anh Gia Lai thành lập công ty CP cao su Hoàng Anh Gia Lai có vốn điều lệ 200 tỷ đồng và tiếp tục “rót” tiền đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, nhà máy sản xuất đường, nhà máy Ethanol, nhà máy nhiệt điện công suất 30MW để chạy bằng nguồn nhiên liệu là bã mía để tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp.

Dày dặn kinh nghiệm thương trường, tâm huyết lớn, đầu tư mạnh nên phần đông đều cho rằng, bầu Đức làm nông là thắng. Thực tế, cao su đã mang lại trái ngọt, góp phần cải thiện biên độ lợi nhuận ròng của tập đoàn từ 9,64% năm 2012 lên 36% năm 2013 và tăng mạnh đến 57,3% vào năm 2014.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp tiềm ẩn rủi ro và biến động, nhất là khi thị trường một số sản phẩm chủ lực, trong đó có cao su phụ thuộc khá nhiều vào thị trường thế giới. Khi thị trường thế giới có biến động sẽ tác động ngay đến thị trường trong nước và “sức khoẻ” của doanh nghiệp. Vì thế, năm 2014, khi giá cao su thế giới bắt đầu sụt giảm, thời điểm giảm mạnh nhất, giá chỉ còn 1/4, từ 6.000 USD/tấn còn khoảng 1.500 USD/tấn khiến lợi nhuận của tập đoàn đã giảm theo, doanh thu cao su không bù được giá vốn trong khi lợi nhuận mía đường không như kỳ vọng.

Trái cây không mang lại vị ngọt

Mất lợi nhuận từ cao su, bầu Đức chuyển sang nuôi bò quy mô lớn theo tiêu chuẩn quốc tế. Đàn bò nhập từ Australia đã góp phần mang lại doanh thu gấp đôi cho tập đoàn trong năm 2015. Trong định hướng chiến lược, tập đoàn dự tính dành khoảng 6.000 tỷ đồng để nhập đàn bò từ Australia với số lượng dự kiến hơn 40.000 con. Nhưng, những khó khăn để lại từ cao su, cộng với biên độ lợi nhuận gộp của chăn nuôi bò không cao để đủ giải quyết nợ cho tập đoàn.

Từ năm 2016, Hoàng Anh Gia Lai gặp nhiều thách thức khi với khoản lỗ gần 2.000 tỷ đồng, một phần do dự phòng giảm giá lại tài sản doanh nghiệp lỗ 1.082 tỷ đồng, một phần do giá vốn và chi phí tài chính tăng vọt. Nhiều tài sản lớn của bầu Đức lần lượt chuyển nhượng như dự án bất động sản, máy bay.

Từ năm 2008 đến nay, bầu Đức liên tục tái cơ cấu ngành nghề nông nghệ

Từ năm 2008 đến nay, bầu Đức liên tục tái cơ cấu ngành nghề nông nghệ

Ngã đâu đứng dậy ở đó. Với nhiều ý tưởng start-up nông nghiệp, bầu Đức xoay sang trồng cây ăn trái với một số sản phẩm chủ lực như chanh leo, chuối, thanh long, xoài, mít, ớt… cho thu hoạch nhanh, nhu cầu thị trường lớn, dòng tiền kinh doanh luân chuyển nhanh. Chỉ có điều, khác với cao su và chăn nuôi chịu tác động của thị trường, những biến động của trái cây lại đến từ yếu tố thời tiết bất lường. Trận lụt ở Lào năm 2019 khiến doanh thu trái cây của tập đoàn giảm hơn 1/2, từ 2.897 tỷ đồng còn 1.275 tỷ đồng. Kế đó là cú bồi của dịch bệnh COVID-19 vừa khiến tập đoàn giảm mạnh doanh thu vừa làm các vườn trái cây xuống cấp, cần khoản đầu tư lớn để cải tạo.

Trong cả giai đoạn khá dài từ năm 2016 - 2021, kinh doanh không thuận lợi, lợi nhuận giảm, tập đoàn chật vật với các khoản nợ lớn, thậm chí có nguy cơ phá sản nếu không tính đến chuyện tái cơ cấu.

Heo ăn chuối sẽ tạo nên đột phá?

Sau dịch bệnh, Hoàng Anh Gia Lai trở lại thị trường bằng việc bắt tay với tập đoàn Thaco để hợp tác chăn nuôi heo. Trong rổ thực phẩm của các gia đình người Việt, thịt heo chiếm 70%. Nhu cầu thịt heo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tăng cao, trước Hoàng Anh Gia Lai, một số đại gia đã “nhảy” vào lĩnh vực này và ngày càng mở rộng kinh doanh.

Ở thời điểm bầu Đức chuyển sang nuôi heo, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nhưng Hoàng Anh Gia Lai vẫn báo lãi với doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận hơn 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 529 tỷ đồng. Khác với những ngành nghề đã đầu tư trước đó, mô hình nuôi heo tận dụng một phần lớn nguyên liệu của vườn cây ăn trái đã không thành công. Đó là lượng rất lớn chuối thải loại được đưa vào sản xuất thành bột chuối để phối trộn trong thức ăn chăn nuôi.

Sản phẩm thịt heo của tập đoàn được bày bán trên thị trường

Sản phẩm thịt heo của tập đoàn được bày bán trên thị trường

Giải thích về mô hình kinh doanh mới, bầu Đức cho biết: ông đã tìm được phương pháp đưa bột chuối vào 40% thức ăn chăn nuôi giúp giảm chi phí đầu vào, từ đó hạ giá thành chăn nuôi bởi thức ăn chăn nuôi chiếm 75% giá thành. Trong khi đó, sản lượng chuối được trồng để xuất khẩu tại trang trại của tập đoàn có thể đạt sản lượng lên đến 200.000 tấn. Ngoài các loại đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, chuối thải loại được đưa vào chăn nuôi, góp phần giảm giá thịt thương phẩm. Đây chính là lợi thế cạnh tranh và giúp tập đoàn giải quyết cả hai mảng việc.

Vì thế, ngoài đàn heo, với cách thức này, tập đoàn đang mở rộng chăn nuôi gia cầm, dự kiến cho ra mắt sản phẩm gà chạy bộ ăn chuối vào cuối năm nay. Vấn đề bầu Đức quan tâm hiện nay là hệ thống cửa hàng phân phối để đưa sản phẩm chăn nuôi đến người tiêu dùng.

Sau 1 thập kỷ dấn thân vào nông nghiệp, biểu đồ mô hình kinh doanh của bầu Đức giống như đồ thị hình sin: lợi nhuận cao trong năm đầu và giảm dần rồi thay thế bằng mô hình kinh doanh khác. Ở lần ra mắt mô hình heo ăn chuối gần đây, bầu Đức khá lạc quan và tin tưởng vào doanh thu đạt được để từ đó từng bước chi trả các khoản nợ.

Sự cạnh tranh của phân khúc thịt heo trên thị trường khá gay gắt. Không chỉ là mặt hàng mới, tập đoàn bầu Đức chưa có sự hậu thuẫn lớn của hệ thống phân phối riêng của mình. Ở lần thử sức mới này, sự chờ đợi nhiều nhất với tập đoàn có lẽ này chiến lược kinh doanh phù hợp, phương pháp quản trị, trong đó quan trọng là quản trị rủi ro phù hợp để tránh “vết xe đổ”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Heo ăn chuối” cứu vãn 10 năm làm nông thăng trầm của bầu Đức? tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711646440 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711646440 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10