Hiện thực hóa khát vọng hùng cường

Diendandoanhnghiep.vn Đến thời điểm này, chúng ta có quyền tự hào về những thành quả đã đạt được trong cả nhiệm kỳ 2016-2021 và tin tưởng, kỳ vọng vào các lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới.

Ban lãnh đạo mới của Việt Nam: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: TTXVN

Ban lãnh đạo mới của Việt Nam: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: TTXVN

Quốc hội khóa XIV vừa kiện toàn 25 chức danh lãnh đạo Nhà nước, trong đó có Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; một số Phó Thủ tướng, thành viên Chính phủ; một số Phó Chủ tịch Quốc hội và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội và đã nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước. Việc kiện toàn nhân sự lần này cũng chính là bước chuyển giao quan trọng để các cơ quan nhà nước thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đến hết nhiệm kỳ.

Bước chuyển giao quan trọng

Là một trong những đại biểu tham gia kiện toàn lãnh đạo bộ máy Nhà nước, ông Dương Trung Quốc nói lần này Quốc hội bầu, phê chuẩn đều là những nhân sự đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, dày dạn kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội. Vị này đơn cử, với kinh nghiệm 10 năm làm Phó Thủ tướng và Thủ tướng, tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có nhiều thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ "thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại".

Từ cách tiếp cận này, điểm mới trong kiện toàn nhân sự lần này theo nhiều đại biểu là cách làm nhân sự không "tuần tự nhi tiến" mà căn cứ vào năng lực, dấu ấn... Như Thủ tướng Phạm Minh Chính trong thời gian công tác tại Quảng Ninh, hay Phó Thủ tướng Lê Văn Thành với sự phát triển của Hải Phòng những năm gần đây... Đó là cơ sở để kỳ vọng vào những đột phá phát triển thời gian tới.

Dưới góc nhìn chuyên gia, TS Trần Đình Thiên nhìn nhận "những quyết định bổ nhiệm dựa vào thành tích hay nói cách khác đánh giá cán bộ thông qua hiệu quả công việc, là rất đáng được khuyến khích".

Kỳ vọng, đánh giá cao, tin tưởng và khâm phục... là những điều toát lên từ các bài viết trên các tờ báo tại nhiều nước khi đánh giá về ban lãnh đạo mới của Việt Nam.

Bộ máy lãnh đạo mới được kỳ vọng sẽ tiếp tục đưa đất nước phát triển, hiện thực hóa khát vọng

Bộ máy lãnh đạo mới được kỳ vọng sẽ tiếp tục đưa đất nước phát triển, hiện thực hóa khát vọng "Việt Nam hùng cường" vào giữa thế kỷ 21.

Biến khát vọng thành hiện thực

Cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn sau 35 năm đổi mới, triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, nhất là những kỳ tích đáng tự hào trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19… song, bối cảnh trong nước và quốc tế cũng đặt lên vai đội ngũ lãnh đạo rất nhiều thách thức.

Như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trong diễn văn nhậm chức: Trên chuyến hải trình sắp tới, con tàu Việt Nam sẽ còn gặp phải những con sóng dữ và nhiều ngọn gió lớn. Nhưng, cũng chính ông chiêm nghiệm rằng “khó khăn không phải là thứ sinh ra để làm chùn bước chân của chúng ta, nó là bài kiểm tra tinh thần nhẫn nại và ý chí vươn lên của chúng ta, làm cho kết quả đạt được của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn và ý nghĩa sâu sắc hơn, xứng đáng là món quà truyền thừa cho con cháu chúng ta trong tương lai”.

Để đưa "con tàu Việt Nam" tiếp tục tiến lên, giới chức, chuyên gia, học giả quốc tế cũng cho rằng ban lãnh đạo mới còn rất nhiều việc phải làm.

Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Australia nhấn mạnh các ưu tiên trước mắt của chính phủ mới đã được xác định là đánh bại dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế. Ông cho rằng, về lâu dài, Việt Nam sẽ phải tập trung vào đáp ứng các nghĩa vụ của mình qua thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Việt Nam cần ưu tiên cho Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Truyền thông Mỹ cho rằng, ban lãnh đạo mới tại Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với một số thách thức, trong đó có vấn đề Biển Đông; những cải cách kinh tế theo yêu cầu của các thỏa thuận thương mại mới.

Ngoài ra, nhu cầu giải quyết các nút thắt trong lĩnh vực sản xuất với cơ sở hạ tầng, trong đó có đảm bảo năng lượng; cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường; tiếp tục thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng… là các thách thức mà lãnh đạo mới của Việt Nam cũng cần đối mặt.

Đất nước ta đứng nhiều thời cơ, thuận lợi, song không ít khó khăn, thách thức, do đó cử tri mong mỏi và tin tưởng các các chức danh lãnh đạo được Quốc hội bầu, phê chuẩn tại kỳ họp này sẽ luôn nêu cao tinh thần năng động, sáng tạo, ý chí dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đồng thời, sớm chỉ đạo, cụ thể hóa các nội dung, chương trình đề ra; biến lời hứa trước cử tri thành hành động, kết quả rõ ràng.

Bộ máy lãnh đạo mới được kỳ vọng sẽ tiếp tục đưa đất nước phát triển, nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế, hiện thực hóa khát vọng "Việt Nam hùng cường" vào giữa thế kỷ 21.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hiện thực hóa khát vọng hùng cường tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711692345 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711692345 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10