Hiệp hội phát hành và phổ biến phim VN: “Khó hiểu” khi PNC thoái vốn khỏi CGV

Diendandoanhnghiep.vn Hiệp hội phát hành và phổ biến phim Việt Nam mới đây đã có văn bản gửi Bộ Tài chính liên quan đến việc PNC thoái vốn khỏi CGV.

 

PNC cho biết, việc thoái vốn tại CGV Việt Nam sẽ được thực hiện trong năm nay. Việc chuyển nhượng phần vốn góp này là nằm trong kế hoạch tái cơ cấu vốn đầu tư của PNC tại các công ty liên doanh, liên kết.

PNC cho biết, việc chuyển nhượng phần vốn góp này là nằm trong kế hoạch tái cơ cấu vốn đầu tư của PNC tại các công ty liên doanh, liên kết.

Theo Hiệp hội, diễn biến doanh thu và lợi nhuận của Công ty TNHH CJ CGV (CGV) kể từ khi thuộc về Tập đoàn CJ đến nay có điểm khác lạ. Cụ thể, năm 2012 là năm đầu tiên sau khi đổi chủ, CGV lãi 137 tỷ đồng. Nhưng các năm sau đó, lợi nhuận công ty liên tục giảm dần đều: 118 tỷ đồng (năm 2013), 70 tỷ đồng (năm 2014), 31,5 tỷ đồng (năm 2015).

Một phương án khó hiểu?

Nguyên nhân giảm lợi nhuận được phía CGV giải thích là do mở rộng hệ thống và biến động tỷ giá. Tuy nhiên theo Hiệp hội phát hành và phổ biến phim, lý do này cần được “xem xét”. Bởi nói về mở rộng, năm 2015, CGV mở thêm 10 rạp trong khi đó giai đoạn 2012 – 2014, CGV chỉ mở rộng với tốc độ bằng 1/3 nhưng lợi nhuận vẫn sụt giảm.

Diễn biến lợi nhuận của CGV có sự đảo chiều rõ rệt từ năm 2016 khi tăng gấp 3 lần so với năm 2015, đạt 93,36 tỷ đồng. Đến năm 2017, CGV lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 140 tỷ đồng. Điều đáng nói, việc tăng lợi nhuận trong 2 năm này lại khá trùng hợp với kế hoạch của CGV về việc niêm yết trên sàn chứng khoán Hàn Quốc vào năm 2018.

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam (HoSE: PNC) là doanh nghiệp có vốn nhà nước (15% được sở hữu bởi Tổng công ty TNHH MTV Công nghiệp in – bao bì Liksin) và là cổ đông nắm 20% vốn của CGV.

Hồi tháng 6/2018, PNC đã trình cổ đông kế hoạch chuyển nhượng 12,5% vốn góp tai CGV với mức giá 160 tỷ đồng. Đơn vị nhận chuyển nhượng của PNC là Công ty Cổ phần Đầu tư Kim Cương Đen – một pháp nhân mới thành lập hồi tháng 4/2018 với vốn điều lệ 120 tỷ đồng.

Theo tờ trình của PNC, nguồn thu từ thoái vốn sẽ được dùng để trả nợ cho đối tác Cross Junction Investment Pte.Ltd (CJI), bao gồm nợ gốc (7 triệu USD) và một phần lãi vay theo đúng hạn cam kết (18,5 tỷ đồng).

Được biết, PNC đã vay CJI từ năm 2014 và khoản vay này được thế chấp bằng toàn bộ vốn góp của PNC tại CGV. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là theo thông tin từ Cục Kế toán và Quản lý doanh nghiệp của Chính phủ Singapore, CJI mới chỉ được thành lập vào tháng 3/2014 với vốn điều lệ 50 USD và là một thành viên của Tập đoàn CJ – công ty mẹ của CGV.

Tại thời điểm Tập đoàn CJ mua lại CGV, đơn vị này có 7 rạp chiếu phim gồm 54 phòng chiếu với doanh thu 23 triệu USD (năm 2010). Tập đoàn CJ đã bỏ ra 73,6 triệu USD để mua lại 92% cổ phần của Envoy Media – pháp nhân nắm 80% vốn của CGV bấy giờ. Như vậy, định giá dành cho CGV tại thời điểm 2010 là 100 triệu USD.

Chuyển nhượng đã nằm trong kế hoạch

Sau 7 năm, CGV đã có 53 cụm rạp với 324 phòng chiếu, tăng gấp 6 lần; doanh thu năm 2017 đạt 2.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 107 tỷ đồng. “Như vậy sau 7 năm, quy mô của CGV đã tăng gấp 3 lần trong khi PNC lại thoái vốn với mức giá chưa đến 60% mức định giá cách đây 7 năm, và đây là một phương án có phần khó hiểu”, Hiệp hội phát hành và phổ biến phim nhận định.

Do vậy, hiệp hội kiến nghị Bộ Tài chính tiến hành điều tra xác minh làm rõ các dấu hiệu không minh bạch của Công ty CGV nhằm “ngăn chặn nguy cơ thất thoát ngân sách nhà nước cũng như nguy cơ thị trường và nền điện ảnh Việt Nam bị nước ngoài lũng đoạn”.

Trong một diễn biến khác, ngày 29/8, ông Nguyễn Hữu Hoạt, người được uỷ quyền công bố thông tin của Công ty cổ phần Văn hoá Phương Nam (mã chứng khoán: PNC) cho biết, công ty vừa hoàn tất lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp còn lại của PNC tại Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam (CGV Việt Nam). CGV Việt Nam là đơn vị đang vận hành chuỗi rạp chiếu phim CGV lớn nhất Việt Nam.

Theo đó, PNC sẽ tìm đối tác để chuyển nhượng phần vốn góp tương ứng 7,5% vốn điều lệ tại CGV Việt Nam. Như vậy, từ khoản đầu tư 11,5 tỷ đồng, PNC dự kiến sẽ thu về khoảng 101 tỷ đồng khi thoái toàn bộ phần vốn này. PNC cho biết, việc thoái vốn tại CGV Việt Nam sẽ được thực hiện trong năm nay. Việc chuyển nhượng phần vốn góp này là nằm trong kế hoạch tái cơ cấu vốn đầu tư của PNC tại các công ty liên doanh, liên kết.

Cách đây 2 tháng, khi đang nắm giữ 20% vốn tại CGV Việt Nam, PNC đã chuyển nhượng 12,5% vốn cho Công ty cổ phần Đầu tư Kim Cương Đen để giải quyết khó khăn. Doanh nghiệp nhận chuyển nhượng phần vốn của PNC được thành lập vào tháng 4/2018 với vốn điều lệ 120 tỷ đồng và đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hiệp hội phát hành và phổ biến phim VN: “Khó hiểu” khi PNC thoái vốn khỏi CGV tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713531344 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713531344 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10