Hiểu sao cho đúng vấn đề tự chủ hay phải tự lo tài chính?

Diendandoanhnghiep.vn Cơ chế tự chủ mà chỉ bàn tự lo, tự đi kiếm thu nhập thì vô tình biến một nhà khoa học, một ông Hiệu trưởng trường Đại học, Giám đốc Bệnh viện thành một nhà doanh nghiệp.

TS Phan Tiến Ngọc<p/>HCMA.VN

Ông Phan Tiến Ngọc - Phó Chánh văn phòng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Đó là phát biểu rất đáng suy nghĩ của Phó Chánh văn phòng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Phan Tiến Ngọc tại Hội thảo khoa học “Đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị dịch vụ sự nghiệp công (ĐVSNC) trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 2/11 vừa qua.

Cụ thể, ông Phan Tiến Ngọc cho rằng: “Cơ chế vừa qua mới là tự lo hơn là tự chủ. Như vậy, họ chỉ lo cơm áo, gạo tiền cho hàng nghìn người mà quên mất rằng chức năng của người ta là nhà khoa học, chữa bệnh”.

Thực tế cho thấy, cơ chế tự chủ đã được thực hiện ở những mức độ khác nhau trong nhiều ĐVSNC, trong đó có một số trường Đại học và cơ sở y tế công lập thời gian qua. Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được cũng đang cho thấy nhiều vấn đề bất cập, thậm chí tiêu cực nảy sinh.

Chẳng hạn: Sự mâu thuẫn trong chính sách tự chủ hiện nay. Đó là câu chuyện một mặt nói dịch vụ công cung cấp hàng hóa thiết yếu cho nhân dân; một mặt lại phải tự lo, cổ phần hóa, trong khi 2 sứ mệnh này khác nhau. Tức là, đang có sự “đá nhau” giữa nhiệm vụ truyền thống và nhiệm vụ mang tính “đổi mới”.

Bệnh viện Bạch Mai xin dừng tự chủ toàn diện sau 2 năm thí điểm  (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Bệnh viện Bạch Mai xin dừng tự chủ toàn diện sau 2 năm thí điểm  (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

>> Ngành Y tế: Vẫn “nóng” vấn đề tự chủ

>> Thất bại tự chủ toàn diện bệnh viện công: Cần một đánh giá khoa học

>> Thất bại tự chủ toàn diện bệnh viện công: Có nên tiếp tục?

Tiếp theo, mâu thuẫn trong việc định giá, một mặt nói giá theo thị trường, một mặt Nhà nước lại ban hành biểu giá bắt áp dụng theo, đặc biệt trong lĩnh vực y tế. Câu chuyện những bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cung cấp dịch vụ chất lượng cao và nghiên cứu khoa học để chuyển giao cho các bệnh viện cấp dưới. Nhưng vì tự chủ, tự lo họ phải “vơ bèo gạt tép”, phải đi khám những bệnh thông thường mà ở tuyến khác có thể khám được”.

Tương tự, thực tế rất nhiều bộ ngành có học viện, ban đầu chỉ là phục vụ cơ quan quản lý Nhà nước nhưng sau nâng lên, đổ xô đi đào tạo cho xã hội.  Quá nhiều cơ sở đào tạo dẫn đến việc “nhà nước cạnh tranh với nhà nước”, nhà nước cấp tiền để các cơ sở nhà nước cạnh tranh với nhau có cần thiết không.

Cũng liên quan đến vấn đề tự chủ và tài chính, một biểu hiện rõ nhất gần nhất làm nóng nghị trường Quốc hội mà không thể không đề cập đó là tình trạng hàng chục nghìn cán bộ y tế xin nghỉ việc, rời khỏi các bệnh viện công, kể cả các bệnh viện lớn; nhiều bệnh viện lớn xin thôi không thực hiện cơ chế tự chủ mà chuyển về cơ chế hưởng bao cấp từ ngân sách. Đây là một sự thất bại của chính sách trong cơ chế quản lý, trong đó có vấn đề tài chính đối với các bệnh viện công lập.

Khách quan mà nói, về nguyên tắc, đối với ĐVSNC, nhà nước vẫn phải có trách nhiệm đảm bảo cung cấp phần kinh phí quan trọng; việc cung cấp phần kinh phí này tới mức nào, theo cơ chế nào và trách nhiệm của đơn vị đối với việc sử dụng phần kinh phí này ra sao, cụ thể cần phải được nghiên cứu kỹ và xác định phù hợp.

Qua đó, cần quy định rõ cơ chế quản lý tài chính với ĐVSNC tự chủ về quyết định sử dụng nguồn thu, mức chi, mức chi trả tiền lương, mua sắm và trích lập các quỹ đầu tư phát triển, hỗ trợ những trường hợp đặc biệt… để tránh quan điểm “tự chủ là khoán trắng cho đơn vị tự lo”.

Thành thử, một vấn đề quan trọng nữa là cần nhận thức rõ mối quan hệ hữu cơ giữa tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với tự chủ về tổ chức, biên chế, nhân sự và với tự chủ về tài chính, gắn với trách nhiệm giải trình của từng ĐVSNC.

Trong đó, cần phải rõ ràng quản điểm rằng, tự chủ, tự quản không phải là tự do, tự lo, không có quản lý Nhà nước. Sẽ là sai lầm khi coi cơ chế tự chủ về tài chính của ĐVSNC đồng nhất với cơ chế tự lo về tài chính.

Bởi vì, nếu đặt quyền tự chủ về tài chính với những nội dung không đúng và ở vị trí ưu tiên cao hơn, nó sẽ chi phối và làm biến dạng tự chủ về thực hiện mục tiêu - nhiệm vụ chuyên môn là sai lầm. Vô tình biến một nhà khoa học, một ông Hiệu trưởng trường Đại học, Giám đốc Bệnh viện thành một nhà doanh nghiệp.

Chính vì vậy, vẫn biết vấn đề đổi mới cơ chế, đột phá tư duy không phải giải quyết trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, điều mà chúng ta có thể làm ngay được đó là, việc gì doanh nghiệp làm được để doanh nghiệp làm, cơ sở đơn vị sự nghiệp công lập nên trở về với nhiệm vụ chuyên môn của mình.

Đồng thời, Nhà nước chỉ quản lý, làm chính sách, chỉ kiểm tra, đánh giá không nên can thiệp thô bạo bằng mệnh lệnh hành chính. Sự can thiệp quá mức sẽ làm méo mó chủ trương, chính sách của Nhà nước nói chung và tôn chỉ hoạt động của ĐVSNC nói riêng.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hiểu sao cho đúng vấn đề tự chủ hay phải tự lo tài chính? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713861517 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713861517 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10