Hồ tiêu Việt Nam: "Cơn ác mộng” của hồ tiêu Ấn Độ

Thy Hằng 24/07/2018 07:01

Mặc dù giá trị xuất khẩu giảm gần 36% so với cùng kỳ năm 2017, tuy nhiên lượng xuất khẩu lớn sang thị trường Ấn Độ đã khiến hồ tiêu Việt Nam trở thành nỗi ám ảnh tại thị trường này.

Những ngày giữa tháng 7/2018, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng tại thị trường trong nước giảm theo giá thế giới. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu chưa có tín hiệu khởi sắc. 

Lũy kế đến ngày 15/7/2018, xuất khẩu hạt tiêu đạt 142,3 nghìn tấn, trị giá 484,53 triệu USD, tăng 5,4% về lượng, nhưng giảm 35,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Lũy kế đến ngày 15/7/2018, xuất khẩu hạt tiêu đạt 142,3 nghìn tấn, trị giá 484,53 triệu USD, tăng 5,4% về lượng, nhưng giảm 35,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

95% sản lượng để xuất khẩu

Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu trong 15 ngày đầu tháng 7 đạt 10,4 nghìn tấn, trị giá 32 triệu USD, giảm 5,1% về lượng và giảm 10,3% về trị giá so với cùng kỳ tháng 6/2018, so với cùng kỳ tháng 7/2017 tăng 8,4% về lượng, nhưng giảm 27% về trị giá.

Lũy kế đến ngày 15/7/2018, xuất khẩu hạt tiêu đạt 142,3 nghìn tấn, trị giá 484,53 triệu USD, tăng 5,4% về lượng, nhưng giảm 35,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Thống kê 6 tháng đầu năm 2018, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang hầu hết các thị trường đều giảm so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang thị trường Nhật Bản giảm 44,1%, xuống còn 5.054 USD/tấn; Anh giảm 40,3%, xuống còn 4.530 USD/tấn; Thái Lan giảm 38,5%, xuống còn 4.330 USD/tấn.

Trong đó, xuất khẩu hạt tiêu đen đạt xấp xỉ 156 nghìn tấn, trị giá 351 triệu USD, chiếm tỷ trọng 88,2% về lượng và 77,5% về trị giá. Hạt tiêu trắng xuất khẩu đạt 10,4 nghìn tấn, trị giá 49,23 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,9% về lượng và 10,9% về trị giá trong tổng xuất khẩu.

Bộ Công Thương cho biết, giá hạt tiêu toàn cầu giảm do nguồn cung vượt nhu cầu. Người trồng hạt tiêu của Việt Nam đã thu hoạch xong và bán ra để chuẩn bị cho vụ mùa mới, trong khi đó Indonesia cũng đang bước vào vụ thu hoạch, gây áp lực dư cung lên thị trường.

Nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu khoảng 300.000 – 350.000 tấn/năm. Việt Nam có thể cung ứng 200.000 tấn/năm, chiếm khoảng 62% tổng sản lượng hạt tiêu thế giới và có tới 95% sản lượng sản xuất hạt tiêu của Việt Nam được dùng để xuất khẩu.

Nỗi “ám ảnh” với tiêu Ấn Độ

Mặc dù giá trị lao dốc do giá thành hồ tiêu thế giới giảm, nhưng hồ tiêu Việt Nam vẫn là “cơn ác mộng” với hồ tiêu Ấn Độ,  quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn thứ hai sau Việt Nam.

Tình trạng dư thừa hồ tiêu Việt Nam nhập khẩu đang xảy ra trên thị trường Ấn Độ. Đà lao dốc của giá hồ tiêu đen tại Kerala, Tamil Nadu và Karnataka, ba huyện trồng hạt tiêu lớn nhất của Ấn Độ ngày càng trở nên trầm trọng. Ngoài ra, sản lượng giảm cũng làm gia tăng mối lo ngại của người trồng tiêu tại đây.

Có thể bạn quan tâm

  • Hồ tiêu trên

    Hồ tiêu trên "chảo lửa"

    04:25, 17/07/2018

  • Lối ra nào cho ngành hồ tiêu Việt?

    Lối ra nào cho ngành hồ tiêu Việt?

    12:44, 14/05/2018

  • Việt Nam có thể mất ngôi “vua hồ tiêu”

    Việt Nam có thể mất ngôi “vua hồ tiêu”

    06:10, 01/03/2018

  • "Vua hồ tiêu" Phan Minh Thông: Thành công là dám thay đổi và kinh doanh hợp xu hướng

    16:57, 05/01/2018

  • Sáng tạo mới của “Vua hồ tiêu Việt Nam”

    Sáng tạo mới của “Vua hồ tiêu Việt Nam”

    15:54, 29/12/2017

Theo các chuyên gia thị trường, nguyên nhân chính dẫn tới cho việc giảm giá là sự gia tăng đáng kể trong khối lượng nhập khẩu từ Việt Nam. Hạt tiêu được nhập khẩu từ Việt Nam vào Ấn Độ thông qua Sri Lanka. Với việc Việt Nam có thể thu được sản lượng lớn hơn trong vụ mùa năm nay, áp lực lên giá tiêu nội địa Ấn Độ càng gia tăng.

Trong khi hồ tiêu nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam bị áp thuế 52% theo Hiệp định thương mại ASEAN, với Hiệp định thương mại tự do Ấn Độ-Sri Lanka (FTA), Ấn Độ có thể nhập khẩu 2.500 tấn hạt tiêu mỗi năm từ Sri Lanka mà không có phải chịu thuế. Khối lượng nhập khẩu ngoài hạn ngạch sẽ chịu thuế 8% theo Hiệp định Khu vực Thương mại tự do Nam Á (SAFTA).

Tất cả những điều này đã dẫn đến tình trạng dư thừa hồ tiêu Việt Nam nhập khẩu trên thị trường Ấn Độ.

Tiêu Việt Nam có chất lượng thấp đang được giao với giá 200 rupee/kg. Sự chênh lệch lớn về giá cũng dẫn đến tình trạng buôn lậu hồ tiêu tại Ấn Độ. Ngoài Sri Lanka, tiêu lậu cũng được chuyển từ Việt Nam thông qua Bangladesh, Myanmar và Nepal.

Bên cạnh đó, tiêu nhập khẩu giá rẻ từ Việt Nam đang được Cơ quan An toàn Thực phẩm và Tiêu chuẩn Ấn Độ (FSSAI) điều tra vì nghi nhờ nhiễm bẩn. Hơn 6.000 tấn hồ tiêu được nhập khẩu trong năm nay cho mục đích tiêu thụ nội địa và tái xuất khẩu. Một lượng lớn hồ tiêu được tái xuất sang Brazil để tận dụng sự chênh lệch về giá này. Như vậy, Ấn Độ cuối cùng có thể trở thành nước nhập khẩu ròng. Ấn Độ cũng là quốc gia tiêu thụ tiêu lớn nhất thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hồ tiêu Việt Nam: "Cơn ác mộng” của hồ tiêu Ấn Độ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO