Hỗ trợ thiệt hại bão lũ (Bài 1): Chạnh lòng vì... 2.000 đồng

Diendandoanhnghiep.vn Sự tréo ngoe ở đây là số tiền đó quá thấp, gần như không có giá trị đáng kể so với việc người dân mất nhiều giờ chờ đợi để được nhận nó.

Yêu cầu kiểm điểm từ xã đến huyện liên quan đến việc người dân nhận 2.000 đồng hỗ trợ thiệt hại do bão.

Số tiền 2.000 đồng hỗ trợ thiệt hại do bão được gửi tới người dân.

Những ngày qua, dư luận xôn xao khi trên mạng xã hội chia sẻ một dòng trạng thái từ tài khoản có tên N.T. với nội dung: “Bà con nghĩ sao, bỏ cả buổi chiều lên nhận tiền bồi thường bão ngã cây cối năm 2020 với số tiền là 2.000. Bà con cho một bình luận”.

Hình ảnh đăng kèm là giấy mời người dân đến nhà sinh hoạt văn hoá thôn Bình Thạnh, xã Tam Vinh để nhận tiền hỗ trợ thiệt hại do bão số 6 và số 9 năm 2020 gây ra.

Theo đại diện UBND xã Tam Vinh, qua kiểm tra thiệt hại sau cơn bão số 9 xảy ra năm 2020, có gia đình hư hại 1 cây chuối nên xã đề xuất hỗ trợ 2.000 đồng, theo đúng hướng dẫn của Nghị định 02/2017 của Chính phủ. Ở xã này có 31 trường hợp khác được ghi mức hỗ trợ dưới 10.000 đồng. Xã đã làm theo đúng quy định.

>> Để đồng tiền hỗ trợ "đi thẳng" đến tay dân

Trước bão dư luận, Bí thư Huyện ủy Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) Vũ Văn Thẩm cho biết, việc xã kê khai, thống kê thiệt hại sau bão như vậy là không sai. Nhưng việc để người dân chờ đợi một buổi và nhận 2.000 đồng tiền hỗ trợ như vậy quá máy móc. Huyện ủy đã yêu cầu kiểm điểm từ cấp xã đến huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Quách Thành Lực, Công ty luật Pháp trị cho rằng, việc làm của UBND xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam không có gì sai. Có thể khi xây dựng quy định này, người ban hành đã không lường trước được tình huống số tiền bồi thường có thể vô cùng ít ỏi, không đáng so với công sức, thời gian người dân bỏ ra chờ đợi để hưởng.

Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh tại điều 5 quy định mức hỗ trợ: "1. Hỗ trợ đối với cây trồng: e) Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha".

Tức là, việc thống kê hỗ trợ người dân là đúng quy định. Nếu dân kê khai chính quyền nói ít không bồi thường thì chắc lại nói chính quyền không quan tâm đến dân. Chính quyền bồi thường theo đúng quy định thì lại nói máy móc.

Vấn đề đáng nói ở chỗ, không chỉ là người trong cuộc mà cộng đồng dư luận cũng không khỏi cảm thấy chạnh lòng. Bởi đây là sự tréo ngoe khi số tiền đó quá thấp, gần như không có giá trị đáng kể so với việc người dân mất nhiều giờ chờ đợi để được nhận nó.

Đáng chú ý, trường hợp bà Truyện không phải là duy nhất với sự tréo ngoe ấy khiến người trong cuộc buồn, bức xúc, mà dư luận cũng thấy chạnh lòng. Tương tự, ông Nguyễn Đăng Hiếu (51 tuổi) ở thôn Bình Thạnh, xã Tam Vinh, chạy xe máy về trụ sở thôn, chờ cả buổi để nhận 8.000 đồng. Tổng quãng đường ông chạy đi chạy về gần 20 km nhưng ông chỉ nhận chừng đó tiền hỗ trợ; trong khi đó, ông cho biết một ngày làm công của ông gần 400.000 đồng.

Số tiền bà Lưu cất đi làm kỷ niệm. (Ảnh: Infonet)

Số tiền bà Nguyễn Thị Lưu cất đi làm kỷ niệm. (Ảnh: Infonet)

Hay trường hợp bà Nguyễn Thị Lưu (64 tuổi) - ở xã Tam Vinh cũng thế, bà chưng hửng khi biết số tiền hỗ trợ mình nhận được chỉ là 3.000 đồng. Bà từ chối nhận, nhưng sau khi được cán bộ động viên, bà quyết định mang 3.000 đồng về và cất kỹ để làm kỷ niệm.

Cái sai của chính quyền cơ sở ở chỗ là bắt dân đi xa, đợi lâu, trong lúc dịch bệnh nguy hiểm, nguy cơ gây bệnh là rất lớn, thiệt hại mất một buổi đi làm của người dân. Trong khi cán bộ chuyên trách có thể xử lý một vấn đề tốt hơn nếu kê rõ người dân nhận ít như vậy thì có nhận hay không, và nếu không nhận thì có thể sung vào công quỹ hoặc trả lại cho Nhà nước.

Khi có một sự rõ ràng, làm việc trách nhiệm như vậy thì hẳn người dân cũng sẽ vui vẻ không nhận số tiền hỗ trợ thiệt hại ít ỏi đó và người dân không có lý gì để trách cán bộ cả.

Nói thẳng ra, đây là lối làm việc tắc trách, phi thực tế, vô trách nhiệm đến mức gây phiền hà cho dân của cán bộ nhà nước cấp cơ sở đối với công tác hành chính, với ngân sách nhà nước.

Theo đó, cần phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc vì công tác thống kê đền bù, hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra không chỉ riêng địa phương này, mà nó còn ở các địa phương khác. Nếu thống kê mức thiệt hại do bão lụt chi tiết đến 2.000 đồng thì gần như phải hỗ trợ toàn dân.

Đồng thời cũng đặt ra vấn đề khác đó là, khi sửa đổi bổ sung Nghị định, cơ quan soạn thảo cần thêm nội dung giới hạn số tiền hỗ trợ để thực hiện việc chi trả hay không. Có thể bổ sung nội dung: “Nếu số tiền hỗ trợ quy đổi dưới 50 nghìn đồng thì không chi trả”.

Đừng để thêm trường hợp nào cầm 2.000 đồng hỗ trợ mà chảy nước mắt nữa!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hỗ trợ thiệt hại bão lũ (Bài 1): Chạnh lòng vì... 2.000 đồng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714040111 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714040111 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10