Hòa Thắng gọi vốn trái phiếu khủng, tài sản đảm bảo là dự án dính chặt rừng

Diendandoanhnghiep.vn Công ty CP Năng lượng Hòa Thắng vừa công bố phát hành thành công 545 tỷ đồng trái phiếu mã HTECH2133001, kỳ hạn 4.319 ngày. Thương vụ được thực hiện từ ngày 3/3 - 30/5/2022.

>>>DXG sẽ “tắc" vốn nếu phát hành trái phiếu quốc tế không thành công?

Trước đó, ngày 31/8 – 30/11/2021, Hòa Thắng đã huy động được 880 tỷ đồng từ phát hành lô trái phiếu kỳ hạn 12 năm 4 tháng để đầu tư vào dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 (công suất 100 MW, tổng vốn đầu tư dự kiến 4.736 tỷ đồng) tại Bình Thuận.

CTCP Năng lượng Hòa Thắng (Công ty Hòa Thắng) vừa công bố phát hành thành công 545 tỷ đồng trái phiếu mã HTECH2133001, kỳ hạn 4.319 ngày.

CTCP Năng lượng Hòa Thắng (Công ty Hòa Thắng) vừa công bố phát hành thành công 545 tỷ đồng trái phiếu mã HTECH2133001, kỳ hạn 4.319 ngày.

Tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu gồm dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2, 103,4 triệu cổ phần do Hòa Thắng phát hành và các quyền tài sản phát sinh từ một số lô đất thấp tầng thuộc dự án Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch tại huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Khối tài sản nêu trên cũng được sử dụng để bảo đảm cho lô trái phiếu trị giá 220 tỷ đồng mà Hòa Thắng phát hành vào cuối năm 2019. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 14 năm, với lãi suất 10%/năm.

Đáng chú ý là dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 đã bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) bác đề xuất hồi đầu năm 2021 do liên quan đến hàng chục ha rừng tự nhiên và rừng phòng hộ sẽ bị đốn hạ để xây dựng dự án.

Cụ thể, trong Tờ trình số 4141, UBND tỉnh Bình Thuận xác định dự án thực hiện trên quy mô 45,41 ha. Tuy nhiên, Tờ trình về dự án của tỉnh chỉ nêu thông tin về 28,52 ha rừng tự nhiên, diện tích còn lại chưa có thông tin cụ thể, chưa thống nhất với diện tích nêu trong báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng rừng nằm trong dự án.

Căn cứ theo nội dung đề xuất và tờ Trình thì một phần rất lớn rừng tự nhiên và rừng phòng hộ sẽ bị đốn hạ để phục vụ cho việc xây dựng nhà máy. Trong khi đó, vào thời điểm năm 2020, Bộ NN&PTNN đã bác đề xuất của nhiều dự án nhà máy điện xin chặt rừng tương tự, trong đó có dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNN cũng khẳng định, tên gọi “Dự án nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV” ghi trong tờ trình cũng không thống nhất với tên gọi “Dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2” tại các văn bản khác.

Được biết, Công ty Hoà Thắng là công ty con của Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) được thành lập vào tháng 2/2018, với vốn điều lệ ban đầu 850 tỷ đồng, trong đó Vietracimex nắm giữ 96% vốn điều lệ, tương đương với 816 tỷ đồng. Phần còn lại do hai pháp nhân khác cũng là thành viên của Vietracimex gồm Công ty CP Nhật Thăng VNT 6 và Công ty CP Điện Vietracimex Lào Cai đóng góp. Đến cuối năm 2020, Hòa Thắng đã tăng vốn điều lệ lên 1.034 tỷ đồng.

>>>Doanh nghiệp địa ốc ồ ạt phát hành trái phiếu

Phối cảnh dự án Hinode City do Vietracimex làm chủ đầu tư.

Phối cảnh dự án Hinode City do Vietracimex làm chủ đầu tư.

Tiền thân của Vietracimex là Nhà máy Vật liệu Hà Nội, được thành lập từ năm 1961 thuộc Cục Cung cấp Vật tư, Bộ Giao thông Vận tải. Công ty này dần mở rộng quy mô sau nhiều lần sáp nhập với một số doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Tới năm 2014, Vietracimex chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với quy mô vốn điều lệ đăng ký hơn 5.510 tỷ đồng. Đến tháng 8/2018, sau khi SCIC thoái vốn, cơ cấu cổ đông của Vietracimex bao gồm: ông Võ Nhật Thăng, nắm giữ 99,988% vốn điều lệ; Ông Vũ Đức Toàn, nắm giữ 0,011% vốn điều lệ và bà Vũ Thị Mai Loan, nắm giữ 0,001% vốn điều lệ.

Khoảng giữa năm 2020, Vietracimex tăng vốn điều lệ lên hơn 8.510 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Võ Nhật Thăng (SN 1959).

Đến cuối năm 2019, Vietracimex có tổng tài sản hơn 19.200 tỷ đồng, sở hữu 15 công ty thành viên, hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là Bất động sản, Sản xuất công nghiệp, Năng lượng và Thương mại dịch vụ.

Trong đó, 3 công ty con mang tên ông Thăng gồm: Công ty CP Nhật Thăng VNT6, Công ty CP Nhật Thăng VNT7, Công ty CP Nhật Thăng VNT10. Ngoài ra, hệ sinh thái Vietracimex còn một loạt công ty khác như Công ty CP Đầu tư xây dựng điện Long Hội (chủ đầu tư dự án thủy điện Đạ Dâng, tỉnh Lâm Đồng); Công ty CP Bột giấy VNT19 (sở hữu nhà máy bột giấy VNT19 tại Quảng Ngãi); Công ty CP Trung Đức; Công ty CP Vietracimex Hà Giang (chủ đầu tư dự án Thủy điện Bắc Mê)...

Về mảng bất động sản, Vietracimex hiện là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn như: Dự án Hinode City tại số 201 Minh Khai (quy mô 2,8ha, tổng mức đầu tư 5.182 tỷ đồng); Dự án Hinode Garden City, Hà Nội (dự án Kim Chung - Di Trạch) tại xã Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội (quy mô 146,8ha, tổng mức đầu tư 26.000 tỷ đồng); Dự án BĐS nghỉ dưỡng Sunrise VNT Phú Quốc (quy mô 44,46ha, tổng mức đầu tư 2.990 tỷ đồng).

dự án Khu dân cư Kim Chung - Di Trạch (dự án Hinode Royal Park) bị khách hàng “tố” khuất tất trong huy động vốn hợp tác đầu tư.

Dự án Khu dân cư Kim Chung - Di Trạch (dự án Hinode Royal Park) bị khách hàng “tố” khuất tất trong huy động vốn hợp tác đầu tư.

 

Mặc dù vậy, nhiều dự án của Vietracimex cũng dính nhiều sai phạm. Đơn cử như dự án Dự án Hinode City tại số 201 Minh Khai. Dự án này hiện nợ ngân sách Nhà nước số tiền 143,384 tỷ đồng. Đây cũng là số tiền chậm nộp còn phải thu tính đến thời điểm cuối tháng 05/2021. Do nợ thuế, nên dự án này chưa được cấp sổ hồng, khiến cư dân bức xúc và nhiều lần kiến nghị chủ đầu tư nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Hay như dự án Khu dân cư Kim Chung - Di Trạch (dự án Hinode Royal Park) bị khách hàng “tố” khuất tất trong huy động vốn hợp tác đầu tư và từng được ví như “hố đen” chôn vốn của các nhà đầu tư, khách hàng. Bởi có thời điểm mức giá đất nền tại khu đô thị này được đẩy lên tới 50 - 70 triệu đồng/m2, gấp 3 - 4 lần giá ban đầu. Nhưng cũng có thời điểm, giá đất khu vực này ghi nhận sự sụt giảm mạnh, xuống 25 triệu đồng/m2, khả năng thanh khoản rất thấp. Do đó, khu đô thị này bị bỏ hoang hơn 10 năm và chỉ mới được khởi động lại thời gian gần đây.

Trong lĩnh vực năng lượng, Vietracimex gây ấn tượng với hàng loạt các dự án có quy mô lớn. Tháng 11/2020, Vietracimex và China Energy Gezhouba Group (CGGC) đã thực hiện lễ ký kết hợp đồng EPC nhằm thực hiện triển khai dự án Nhà máy điện gió Cà Mau 1A, 1B, 1C, 1D.

Ngoài ra, Công ty này còn là chủ đầu tư của một loạt dự án năng lượng tái tạo khác như: Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1A (công suất 150 MW, tổng mức đầu tư 4.198 tỉ đồng); Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B (công suất 100 MW, tổng mức đầu tư 2.832 tỉ đồng). Cả 2 dự án này đều chính thức hòa lưới điện quốc gia vào tháng 6/2019.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hòa Thắng gọi vốn trái phiếu khủng, tài sản đảm bảo là dự án dính chặt rừng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713429890 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713429890 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10