Việc ra mắt Ủy ban là bước quan trọng để phân biệt rõ hơn, tách bạch hơn giữa chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngay tại lễ ra mắt Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Uỷ ban), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: Sau 1 năm hoạt động cần đánh giá xem đã làm được những việc gì để góp phần tăng trưởng, giải quyết việc làm, nộp ngân sách Nhà nước và việc quan trọng là vun đắp một môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, công bằng đối với các thành phần kinh tế.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là yêu cầu cơ bản mà Đảng, Nhà nước đặt ra từ lâu.
Có thể bạn quan tâm
19:18, 01/10/2018
02:05, 01/10/2018
17:21, 30/09/2018
17:15, 30/09/2018
16:01, 30/09/2018
11:58, 30/09/2018
11:36, 30/09/2018
06:16, 21/09/2018
Khắc phục yếu kém
Thủ tướng cho rằng, dư luận xã hội đang theo dõi và kỳ vọng rất lớn vào hoạt động của Ủy ban trong đổi mới tư duy, đổi mới quản trị, cách thức quản lý, cách thức hoạt động của DNNN, làm sao khắc phục cho được các yếu kém, cải thiện và tạo sự khác biệt lớn về hiệu quả hoạt động của DNNN.
Vì vậy, cùng với việc nhấn mạnh vai trò của Ủy ban trong quản lý các doanh nghiệp trọng yếu, then chốt của kinh tế, Thủ tướng yêu cầu: Trước hết, nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức theo tinh thần tinh gọn, hiệu quả. Tuyển dụng và bố trí đúng những cán bộ có năng lực, có phẩm chất.
Chống tình trạng tham nhũng, tiêu cực, sân trước sân sau, người nhà trong kinh doanh và không để phức tạp xảy ra như một số vụ việc mà chúng ta đã vấp phải.
Cần xây dựng mục tiêu, chỉ số đánh giá hiệu quả của từng bộ phận, từng cán bộ, từng quy chế nội bộ, không để kẽ hở cho tham nhũng, tiêu cực. Ủy ban cần có thước đo đánh giá kết quả của từng tập đoàn.
Khẳng định vai trò của Ủy ban trong quản lý các doanh nghiệp trọng yếu, then chốt của kinh tế Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ: “Chúng ta có 2 con đường: Một là xây dựng một Ủy ban chuyên nghiệp, hiện đại, từ đó thúc đẩy cải cách mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả toàn diện trong toàn bộ hệ thống các tập đoàn, DNNN. Và con đường thứ 2 là con đường tạo ra một cơ quan quan liêu kiểu cũ, có thể làm gánh nặng cho hệ thống doanh nghiệp cũng như của cả đất nước. Hai con đường đó thì chọn đường nào?”. “Chúng ta lựa chọn con đường thứ nhất. Con đường này khó hơn nhưng tôi tin tưởng tất cả các đồng chí có mặt ở đây hôm nay đều nhất trí lựa chọn con đường này”.- Thủ tướng nhấn mạnh.
Minh bạch và trách nhiệm giải trình
Để thành công trên con đường đã chọn, Thủ tướng đề nghị Ủy ban tập trung một số nhiệm vụ trong thời gian tới. Trước hết, nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức theo tinh thần tinh gọn, hiệu quả.
Ủy ban cần có thước đo đánh giá kết quả của từng tập đoàn vì vậy, Thủ tướng nêu rõ: Bây giờ quản lý không chỉ xuống doanh nghiệp mà qua hệ thống công nghệ thông tin mới là hướng đi đúng. Ủy ban cần hợp tác với các tập đoàn công nghệ hàng đầu của đất nước để nhanh chóng hoàn thiện, đưa vào sử dụng các công cụ, giải pháp quản lý, giám sát vốn, tài sản DNNN, từng tập đoàn, tổng công ty theo công nghệ của cách mạng 4.0. Chỉ có cách đó thì Ủy ban mới tạo điều kiện, tạo môi trường kinh doanh cho tập đoàn, không gây phiền hà cho đơn vị.
Thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban bổ sung, hoàn thiện chiến lược phát triển cho các tập đoàn, tổng công ty thuộc thẩm quyền quản lý nếu thấy cần thiết. Tiếp tục công việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp với tốc độ nhanh hơn, chất lượng hơn. Đồng thời, thúc đẩy các tập đoàn, tổng công ty đi sâu nghiên cứu phát triển, liên tục nâng cao trình độ công nghệ, năng suất lao động và sức cạnh tranh để từng tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban trở thành hình mẫu trong nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới quản trị doanh nghiệp theo các tiêu chí quản trị toàn cầu. Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp. Giám sát tình trạng thất thoát vốn nhà nước, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của DNNN.
Thủ tướng cũng lưu ý: Hãy chống tình trạng tham nhũng, tiêu cực, sân trước sân sau, người nhà trong kinh doanh và không để phức tạp xảy ra như một số vụ việc mà chúng ta đã vấp phải. Trong lúc chuẩn bị bàn giao, không để khoảng trống, không để tiêu cực xảy ra. Cần học hỏi trên thế giới, họ sử dụng những cơ chế gì hay khuyến khích cơ quan quản lý vốn Nhà nước của họ để từ đó ứng dụng khéo léo trong hoàn cảnh đất nước.
Tập trung vào chức năng giám sát Ông Lê Quang Mạnh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết có cơ chế giám sát để Uỷ ban quản lý vốn nhà nước không trở thành một cơ quan quá quyền lực, thậm chí quan liêu. Tổng hợp Báo cáo tài chính thời điểm 31/12/ 2017, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Ủy ban là trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là hơn 2,3 triệu tỷ đồng. Đây là một nguồn lực rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hôi. Chính vì vậy, Không chỉ kỳ vọng từ xã hội, Chính phủ mà việc ra đời Ủy ban còn là cơ sở để 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có những hoạch định, hoạt động chủ động, thúc đẩy sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo các quyết định của Chính phủ, rút ngắn thời gian ra quyết định đầu tư. Theo ông Mạnh, mục tiêu của Chính phủ khi thành lập cơ quan này là để xoá bỏ tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi, tức là tình trạng bộ chuyên ngành vừa ban hành chính sách cho một lĩnh vực nào đó, vừa trực tiếp quản lý các doanh nghiệp. Ông cũng cho biết, khuôn khổ pháp lý được xây dựng phải tách bạch chức năng quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước đó, ngày 29/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định 131 đưa ra hành lang pháp lý cho sự hoạt động của Uỷ ban này. Trong đó quy định Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Ủy ban cũng có nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định. Đến nay, Ủy ban đã cơ bản hoàn thành các quy chế nghiệp vụ quan trọng nhất về: tiếp nhận quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước, quản trị vốn tại doanh nghiệp, giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả doanh nghiệp, thẩm định dự án và quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, quy chế về người đại diện vốn, người quản lý doanh nghiệp… “Cơ quan này sẽ thay nhà nước giám sát khối tài sản, khối vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp, chứ không phải là cơ quan chỉ đạo việc sử dụng vốn. Do đó, Uỷ ban chỉ tập trung vào việc giám sát vốn đó đang được sử dụng có hiệu quả hay không, có khả năng, nguy cơ thất thoát không để triển khai các biện pháp can thiệp.”- ông Mạnh chia sẻ. Nói cách khác, cơ quan này phải tập trung vào chức năng giám sát, không phải cơ quan hành chính. Ông Mạnh cho biết: Trước đây, công tác giám sát vốn tại các doanh nghiệp này được thực hiện không thường xuyên, không có cơ quan chuyên trách. Việc thành lập Uỷ ban hướng đến giám sát thường xuyên, trông coi kỹ càng để nếu thấy một nguy cơ thất thoát, tình trạng sân trước sân sau thì cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm giải quyết. "Chỉ khi nào chúng ta gắn được trách nhiệm với những cá nhân cụ thể thì lúc đó mới có cơ chế, cách thức đảm bảo những nguồn lợi không bị lãng phí. Uỷ ban sẽ xây dựng lộ trình rõ ràng để đưa ra những mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, dữ liệu lớn để quản lý, giám sát một cách thường xuyên nhưng không làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.”- ông Mạnh nhấn mạnh. Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn Ủy ban đã xây dựng và cơ bản hoàn thành hệ thống các quy chế nghiệp vụ và quản trị nội bộ để đảm bảo hoạt động của Ủy ban ngay sau khi ra mắt; đồng thời, hoàn thành xây dựng hệ thống thông tin hiện đại cho quản trị doanh nghiệp. Ủy ban sẽ áp dụng các tiêu chí quản trị hiện đại trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhằm tăng cường tính minh bạch, kịp thời, hiện đại theo xu thế cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, chủ động đề ra Kế hoạch hoạt động giai đoạn 2018 – 2020 để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đại diện sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, chỉ đạo triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2019, nghiên cứu, phối hợp với các doanh nghiệp đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý vốn nhà nước và xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp phù hợp chiến lược phát triển ngành, nhu cầu của thị trường. Cùng với đó, thúc đẩy sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, minh bạch hoạt động kinh doanh, điều hành của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Tránh chồng chéo Để tạo thuận lợi cho hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sau khi Ủy ban được thành lập, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành hướng dẫn nhằm quy định rõ mối quan hệ giữa Ủy ban và các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước; đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao về Ủy ban không bị ảnh hưởng, tránh việc chồng chéo, tăng tính hiệu quả trong công tác quản lý các doanh nghiệp. Ngoài ra, hiện nay nhiều văn bản quy phạm pháp luật đang quy định thẩm quyền của các Bộ quản lý ngành đối với các hoạt động của doanh nghiệp do các Bộ là cơ quan đại diện chủ sở hữu (đặc biệt là các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các Bộ và các nghị định hướng dẫn thi hành các luật như Luật xây dựng, Luật đầu tư công, Luật doanh nghiệp,…), kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đó cũng như cách thức, lộ trình thực hiện trong giai đoạn quá độ, chuyển giao các doanh nghiệp về Ủy ban. Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn VNPT: Rút ngắn quá trình đầu tư Khi các tập đoàn, tổng công ty về chung một Uỷ ban thì việc sửa đổi các cơ chế, các thể chế quản lý nhà nước về doanh nghiệp sẽ thực tế hơn, chắc chắn sẽ nhanh hơn trước vì Uỷ ban có tính chuyên nghiệp rất cao, chuyên về giám sát cũng như bảo toàn vốn hoạt động tại doanh nghiệp. Đặc biệt, khi lãnh đạo Uỷ ban có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động doanh nghiệp với phương châm toàn diện và triệt để, hay nói cách khác là phải số hóa các tập đoàn, tổng công ty sẽ giúp cho Uỷ ban có nhiều thông tin trực tuyến, online hơn. Khi đó, giúp cho các Lãnh đạo Uỷ ban rút ngắn được quá trình ra quyết định. Các lãnh đạo càng có nhiều thông tin thì càng ra quyết định nhanh. Chúng tôi thấy là thông tin càng minh bạch thì càng giúp cho cấp trên, cấp dưới hiểu và gần gũi nhau hơn. Chúng tôi rất kỳ vọng sự ra đời của UB sẽ giúp cho chúng tôi rút ngắn được thời gian đưa ra thị trường những sản phẩm mới, rút ngắn quá trình đầu tư công nghệ mới, chúng tôi có thể thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng 4.0, chiến lược VNPT 4.0. |