Học tập trung sau Tết: Đã chọn phương án tốt nhất?

Diendandoanhnghiep.vn Các địa phương và các trường, cơ sở giáo dục cần phải chủ động mọi kịch bản, chuẩn bị tốt cho công tác dạy và học trực tiếp tại trường.

>> CẢM XÚC XUÂN: Mong sau Tết được đến trường dạy và học trực tiếp

Học sinh lớp 7 đến 12 tại những khu vực dịch cấp độ 1 và 2 của Hà Nội được quay lại trường học tập trung từ 8/2, sau hơn 8 tháng ở nhà.

Học sinh lớp 7 đến 12 tại những khu vực dịch cấp độ 1 và 2 của Hà Nội được quay lại trường học tập trung từ 8/2, sau hơn 8 tháng ở nhà.

Liên quan đến việc mở cửa trường học, nhiều địa phương, nhiều trường đại học đã bắt đầu xây dựng phương án đón học sinh, sinh viên quay trở lại học tập tại trường ngay sau kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần 2022.

Mới đây, đại diện các Bộ (Y tế, Giáo dục…) cũng đã thống nhất quan điểm là cần tổ chức cho học sinh đi học trở lại. Thời điểm cho trẻ đến trường đại trà chậm nhất có thể là 14/2 , trừ những nơi đang là vùng đỏ.

Dĩ nhiên, khi nghe thông tin về lịch dự kiến đi học lại và việc các trường đại học có thể mở cửa sau Tết 2022, đã có những phản ứng khá trái chiều. Người vui, kẻ buồn là hai “luồng” tâm trạng phổ biến. Người thì mong chờ vì sắp được gặp lại thầy cô, bạn bè; người thì lại thích học online vì… đã quen.

Theo đó, một bộ phận sinh viên, học sinh cho biết đã thích ứng được với phương pháp học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và tỏ ra thích phương pháp học này. “Em đã quen với việc phải học với chiếc laptop mỗi ngày. Thời gian chuyển đổi phương pháp học, em đã thích nghi, em cũng đã tìm ra phương pháp học online hiệu quả nhất cho mình”, một sinh viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng nói. 

Thế nhưng, có một bộ phận các bạn sinh viên háo hức ngày được trở lại học tập tại trường. Một bạn sinh viên năm nhất – trường Cao đẳng Công nghệ Y-Dược Việt Nam phấn khởi khi biết thông báo học tập trung: “Học online cũng được hơn nửa năm, nên em đã mong đợi ngày này từ rất lâu rồi. Biết rằng học trực tuyến cũng có nhiều cái tiện, nhưng được học ở trường thì vẫn chất lượng hơn…”

Song song, cũng có một sự lo ngại nhất định khi thời gian gần đây, số ca mắc mới tại Hà Nội, Đà Nẵng và một số tỉnh thành vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Và thời gian tập trung ngay sau Tết sẽ vô tình gây một số khó khăn nhất định cho sinh viên như việc sắp xếp nơi ăn chốn ở, phương tiện đi lại, học tập…

Em Thùy Dung – sinh viên trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng nói: “Em ủng hộ việc quay trở lại trường nhưng mà sang tháng 3 là phù hợp nhất, cũng là để “nghe ngóng” tình hình dịch như thế nào. Chứ vừa ra Tết phải xoay sở ngay đi tìm trọ, chuẩn bị đồ dùng… rồi cuối tháng 2 lại thi. Nếu dồn một lúc như vậy thì chúng em không kịp trở tay”.

>> Sau 8 tháng học trực tuyến, học sinh Hà Nội sẽ đến trường từ 8/2

Số liệu của Sở Y tế cho biết, tính đến 20/1, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ 12-14 tuổi của thành phố đạt 99,7% mũi một; 98,3% mũi hai; trẻ 15-17 tuổi đạt 99,6% mũi một và 97,6% mũi hai.

Việt Nam đã có những điều kiện, căn cứ để đưa trẻ trở lại trường học an toàn.

Chúng ta hiểu những mong muốn cũng như một số trở ngại mà học sinh, sinh viên, phụ huynh lo lắng khi có quyết định học tập trung sau Tết Nguyên đán. Có điều, để ra quyết định này, các nhà quản lý chuyên ngành cũng đã có những cuộc hội đàm, tham vấn ý kiến chuyên sâu, rộng rãi.

Hiện Việt Nam đã có những điều kiện, căn cứ để đưa trẻ trở lại trường học an toàn như: Tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trong nhóm cao nhất thế giới (tỷ lệ bao phủ 2 mũi vaccine COVID-19 đạt gần 100% ở cả người lớn và trẻ từ 12-17 tuổi để đạt miễn dịch cộng đồng; tỷ lệ ca bệnh nặng, số ca tử vong thấp, kinh nghiệm chống dịch của các địa phương, ý thức của người dân được nâng cao và đang tăng cường tiếp cận vaccine cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.

Căn cứ vào thực tế và số liệu cụ thể, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng đây là thời điểm hết sức hợp lý và cần thiết để đưa học sinh trở lại trường. “Trong khi các hoạt động kinh tế, giao tiếp xã hội đã gần như hoàn toàn bình thường, học sinh đã theo bố mẹ đi chơi, đi ăn ngoài hàng quán; thì không có lý do gì để các em phải học trực tuyến nữa”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Điều này cũng có nghĩa, cần  tăng cường truyền thông để phụ huynh an tâm cho con em trở lại trường. Bởi lẽ, lợi ích của việc các em được đến trường lớn hơn nhiều so với ở nhà, trong khi người lớn đã đi làm và giao tiếp cộng đồng.

Hơn nữa, kéo dài hơn việc dạy học gián tiếp với các hình thức qua internet, trên truyền hình, thì tác động tiêu cực sẽ lớn dần, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, cũng như sức khỏe thể chất, tinh thần của cả người dạy, người học và các đối tượng liên quan.

Vấn đề ở chỗ, các địa phương và các trường, cơ sở giáo dục cần phải chủ động mọi kịch bản, chuẩn bị tốt cho công tác dạy và học trực tiếp tại trường. Tránh sự bị động, không vì bệnh “sợ trách nhiệm” mà e dè trong việc ra quyết định, gây ảnh hưởng khong tốt tới tâm lý phụ huynh, học sinh, sinh viên.

Như lời khuyến cáo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: “Các địa phương tránh rơi vào 2 trạng thái cực đoan: Hoặc e dè chần chừ thái quá trong mở cửa, hoặc khi chuyển sang trạng thái mới tích cực đưa học sinh tới trường lại chủ quan, chuẩn bị không chu đáo, phó mặc cho nhà trường, thầy cô”.

Có thể nói, không có phương án tuyệt đối đáp ứng mọi yêu cầu, nhưng phải chọn phương án tốt nhất. Mà tốt nhất ở thời điểm hiện tại là nhanh chóng đưa học sinh trở lại trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Học tập trung sau Tết: Đã chọn phương án tốt nhất? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713604541 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713604541 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10