"Hứa thưởng" cho đội tuyển nữ Việt Nam: Hãy để “lời nói đi đôi với việc làm”

Diendandoanhnghiep.vn Theo lời “hứa”, số tiền thưởng dành cho các cô gái vàng lên đến 22 tỷ đồng, nhưng đến hiện tại VFF mới nhận được 5 tỷ đồng. Hiện còn nhiều đơn vị chưa chuyển nên VFF chưa thể giải ngân cho đội.

Bóng đá nữ Việt Nam lầnp/thứ 6 vô địch Sea Games

Bóng đá nữ Việt Nam lần thứ 6 vô địch Sea Games

“Hứa” nhưng chưa thưởng

Thực tế cho thấy, để có được màu huy chương và thứ hạng, các vận động viên đã phải đánh đổi, phải hy sinh, phải mất mát rất nhiều trong cuộc sống, thậm chí là những chấn thương, có thể phút chốc phá hủy sự nghiệp..v..v.

Vì thế, nhiều vận động viên đã nhận được nhiều lời hứa thưởng cao từ các cá nhân/doanh nghiệp nếu giành được thành tích cao.

Đặc biệt, khi xuất sắc bảo vệ thành công ngôi vô địch bóng đá nữ tại SEA Games 30, các tuyển thủ nữ đã nhận được sự động viên, khích lệ từ nhiều mạnh thường quân.

Theo đó, số tiền thưởng dành cho các cô gái vàng lên đến 22 tỷ đồng, chưa kể hiện vật và dịch vụ (nhiều hơn đội tuyển U22 Việt Nam).

Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, tính đến hiện tại, các doanh nghiệp cam kết thưởng cho đội nữ đã chuyển tiền thông qua VFF số tiền 5 tỷ đồng (còn nhiều đơn vị chưa chuyển nên VFF chưa thể giải ngân cho đội).

Có thể hiểu cái cảm giác ngất ngây “tận trời mây” khi tuyển nữ vượt qua đại kình địch Thái Lan để bảo vệ ngôi vương, vì vậy các quyết định, những lời tuyên bố trao thưởng đượt thốt ra rất dễ dàng.

Còn bây giờ, khi niềm vui ấy qua đi, phải đối diện với chuyện thực hiện lời hứa, đem “tiền tươi thóc thật” trong nhà đi tặng đội tuyển, mới là chuyện thực sự khó khăn.

Vì thế, trong 22 tỷ đồng “hứa thưởng”, đội tuyển mới chỉ nhận được 5 tỷ đồng là điều dễ hiểu.

Một cách thể hiện trách nhiệm xã hội

Cũng là một cách thưởng cho các cô gái vàng, nhưng cách mà Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đang làm là thưởng bền vững. Theo đó, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã gửi công văn tới Tổng cục Thể dục Thể thao, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam về việc nhận bảo trợ nghề nghiệp cho các vận động viên và cầu thủ bóng đá nữ vô địch Sea Games 30.

Sáng kiến này không những mang lại niềm vui, yên tâm cống hiến cho các vận động viên nói riêng mà nó còn nhận được nhiều sự đồng tình lớn của dư luận.

Theo cam kết, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ đồng hành cùng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trong việc thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và xã hội thông qua việc nhận bảo trợ nghề nghiệp cho các cầu thủ nữ đội tuyển Quốc gia Việt Nam sau khi giải nghệ trên cơ sở nguyện vọng và địa bàn sinh sống của các cầu thủ.

Đặc biệt trong công văn gửi Tổng cục Thể dục Thể thao Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam mong muốn sẽ nhận bảo trợ nghề nghiệp cho các vận động viên tham gia Sea Games 30 khi giải nghệ trên cơ sở nguyện vọng và địa bàn sinh sống của các vận động viên.

Ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết: “Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam mong được góp một phần trách nhiệm của mình đối với nền bóng đá nước nhà đặc biệt là bóng đá nữ, tạo điều kiện cho các cầu thủ nữ yên tâm phấn đấu và rèn luyện, góp phần đem lại những thành tích xuất sắc cho nền thể thao Việt Nam trên trường quốc tế”.

Hãy để "lời nói đi đôi với việc làm"

Dừng ở đây chúng ta thấy, nếu như sáng kiến “bảo trợ nghề nghiệp” cho các vận động viên, cầu thủ nữ  đạt thành tích cao của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam có ý nghĩa bao nhiêu thì “những lời hứa thưởng hão” của một số cá nhân/doanh nghiệp càng đáng trách bấy nhiêu.

Những tưởng câu chuyện một bên “sáng kiến” và một bên “thưởng hão” chẳng liên quan gì, nhưng kỳ thực nó lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì nói ngắn gọn lại vấn đề chỉ xung quanh 1 từ: Thưởng!

Dù pháp luật không có quy định xử lý đối với việc người hứa thưởng không thực hiện trả thưởng. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp, cá nhân đã hứa thưởng cho đội tuyển nữ nhưng chưa hoặc không thực hiện thì trước hết họ sẽ đánh mất uy tín, niềm tin của các cầu thủ trẻ, đối tác kinh doanh và nhất là niềm tin của người tiêu dùng.

Từ đây kéo ra một vấn đề đó là: Danh dự của ngưởi hứa thưởng. Chẳng lẽ danh dự con người lại rẻ mạt đến thế? Tại sao có những người lại có can đảm “hứa cho vui”, “hứa lấy danh lấy tiếng” mà chưa hoặc không thực hiện, để cho người được nhận thưởng phải mỏi mòn chờ đợi và ngậm ngùi cay đắng?

Cần phải nhớ, rất nhiều lứa cầu thủ nữ và nhiều vận động viên ở các bộ môn khác phần lớn xuất thân từ nông thôn, gia cảnh khó khăn, quá trình luyện tập gian khổ, tiền lương nhiều khi không đủ trang trải cuộc sống, nên số tiền thưởng mà các “mạnh thường quân” hứa thưởng nói trên như một giấc mơ.

Chưa dừng lại ở đó, tìm hiểu sâu hơn thì tuổi đời thi đấu cống hiến của các nữ tuyển thủ, vận động viên rất ngắn. Đã có một tình trạng khá phổ biến là các vận động viên sau khi giải nghệ thi đấu thì về bán bánh mì, làm công nhân, hoặc làm móng chân, móng tay..v..v.

Nói ra câu chuyện trên để thấy, không ai bắt ép các vị phải hứa thưởng cả. Vì vậy, các cá nhân/doanh nghiệp đã hứa thưởng cho các vận động viên thì hãy thực hiện lời hứa của mình đi.

Hãy để “lời nói đi đôi với việc làm”, để giữ danh dự cho mình, và cũng đồng thời qua việc thực hiện lời hứa đó, hiện thực hóa giấc mơ cho các vận động viên, cầu thủ có hoàn cảnh khó khăn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Hứa thưởng" cho đội tuyển nữ Việt Nam: Hãy để “lời nói đi đôi với việc làm” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713573128 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713573128 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10