Kết luận số 14-KL/TW về khuyến khích và bảo vệ cán bộ: Dám nghĩ, dám làm

Diendandoanhnghiep.vn Cốt lõi của tinh thần kết luận 14 là “khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế...".

Kết luận số 14 ngày 22/9 của Bộ Chính trị

Kết luận số 14 ngày 22/9 của Bộ Chính trị

Cách đây vài năm Bộ phim “Bí Thư tỉnh ủy” dựng lại hình tượng “anh hùng đổi mới” Kim Ngọc - Bí Thư tỉnh ủy Vĩnh Phú (cũ), người mào đầu dũng cảm khoán ruộng cho nông dân để cởi trói sức ì làm ăn theo kiểu chấm công điểm, hợp tác xã.

Thời điểm ấy, ông bị xem là trường hợp cần chấn chỉnh, tránh “đổi màu”, chệch hướng. Một giai đoạn đen tối ập đến với ông và gia đình, mãi sau này ông được minh oan, vinh danh, vì nhờ “làm khác” mà thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam.

Tôi có vài năm “sáng cắp ô đi tối cắp ô về” trong một cơ quan nhà nước ở địa phương, công việc không quá áp lực, chỉ cần đúng giờ giấc, không vi phạm là “ăn điểm” trong mắt lãnh đạo cơ quan.

Công việc năm này sang năm khác cứ lặp lại nhau, đến hẹn lại tới làm việc nọ việc kia theo barem, chủ yếu là thực hiện lại ý tưởng lãnh đạo của cấp trên rồi trung chuyển về cấp dưới, đến kỳ lại xuống kiểm tra, rồi đâu lại vào đấy, có những tồn tại hạn chế mãi không được khắc phục.   

Guồng máy cứ chạy êm êm, đều đều, quan sát thấy đồng nghiệp lâu năm vẫn thế, không ai dám phát biểu “ngược gió”, “xé rào” hay đề đạt cách thức tổ chức làm việc khác đi, tốt hơn. Không tìm đâu ra bóng dáng của đột phá, sáng tạo.

Trách nhiệm dường như được chia sẻ đồng đều, ai cũng cảm thấy mình có chút liên quan nhưng cảm giác an toàn vì đã có tập thể, và tất cả công việc đều răm rắp trên sao dưới vậy.

Cái hay của cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là tránh được tập trung quyền lực, tránh độc quyền, độc đoán, tạo sự đồng thuận, dân chủ, có bàn bạc thống nhất của tất cả trước khi bắt tay thực hiện.

Tuy nhiên, đã đến lúc xem xét lại cấu trúc bên trong của cơ chế này. Vì sao ít có sáng tạo, hiếm thấy cán bộ năng động (làm việc nhiều hơn định mức), ít thấy cách làm khác, ít thấy tranh luận bình đẳng. Vì cấp dưới thấy sợ, ngại hay vì lý do nào khác?

Động lực tối thượng và sâu thẳm của con người chính là “lợi ích”, con người khác động vật bậc thấp ở chỗ có “ý thức”. Vì vậy, bất kỳ việc gì đều bị thúc đẩy bởi động cơ có mục đích rõ ràng, không ai làm việc ngẫu nhiên, vô tư.

Điều này khiến chúng ta nghĩ tới chế độ tiền lương đồng đều theo phết phẩy, trên cùng một nền lương cơ sở, tăng định kỳ, làm tốt hay bình thường cơ bản cũng giống nhau.

Một công chức có thể… mạo hiểm “xé rào” để làm việc theo cách khác, chưa nói đến kết quả ra sao, nếu chẳng may không thành công anh ta sẽ phải lãnh đủ, nào là “không tuân thủ quy trình”, “không theo sự chỉ đạo lãnh đạo của cấp trên gây hậu quả”,…

Nhưng nếu thành công, mang lại lợi ích (trường hợp này rất hiếm) theo quy định hiện hành anh ta nhiều lắm chỉ có thể nhận lại tấm bằng khen, được nâng lương trước thời hạn 6 tháng, đến 1 năm, mức tăng thêm chỉ chưa tới 500 nghìn đồng (0,33x1.490.000đ).

Kết quả công việc liên quan mật thiết đến chế độ thù lao

Kết quả công việc liên quan mật thiết đến chế độ thù lao

Sở dĩ khu vực tư nhân giàu sức sống hơn là bởi cơ chế trả lương rất thoáng, theo dự án, theo nhiệm vụ được giao và khi cần có thể sa thải người lao động để “thay máu” bộ máy.

Trong một tập thể “đồng phục” người khoác lên mình màu sắc khác là cả một vấn lớn đề phải đối diện, không ít người đủ dũng cảm, động lực và tình yêu nghề để có thể hiên ngang bước đi!

Rõ ràng, nếu cân nhắc thiệt hơn thì tất cả đều chọn phương án “an toàn” trên sao dưới vậy, đồng nghiệp sao ta thế, lỡ có mệnh hệ gì cũng không phải mình ta gánh trách nhiệm.

Cơ chế vận hành nguyên tắc chỉ đạo, lãnh đạo và thực thi nhiệm vụ cũng cần nghiên cứu lại, nhiều vị trí lãnh đạo hiện nay không có nhiều thực quyền, quá nhiều cơ quan, tổ chức không đủ mạnh để thực hiện công vụ. Dẫn đến việc người đứng đầu - dù muốn vẫn không thể làm khác được.

Nguyên nhân là cho chồng chéo chức năng nhiệm vụ, ràng buộc lẫn nhau về mặt chuyên môn. Có một việc rất nhiều cơ quan cùng làm, mỗi người một ít dẫn đến tâm lý ỷ lại, đùn đẩy, qua loa đại khái.

Một cơ chế làm việc thông thoáng là cơ chế cho phép người lao động “làm sai”, tất nhiên người đứng đầu, tập thể phải kiểm soát ý tưởng và hành động của người thừa hành để khuyến khích hoặc hãm phanh kịp thời.

Nguyên tắc ở đây là không có sai làm sao biết đúng, không có vấp ngã làm sao trưởng thành, tất cả phương pháp làm việc tốt, hiệu quả đều phải thử, thí nghiệm mới chứng minh được tính khả thi hay không khả thi.

Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung do Bộ Chính trị ban hành ngày 22/9 là cú đả thông cần thiết. Nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Cốt lõi của tinh thần kết luận 14 là “khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kết luận số 14-KL/TW về khuyến khích và bảo vệ cán bộ: Dám nghĩ, dám làm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714053671 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714053671 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10