Kết nối và quảng bá rau quả Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thúc đẩy xuất khẩu rau quả - thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam sang châu Âu do e ngại các yêu cầu kỹ thuật cao.

>>> Xuất khẩu rau quả sẽ “bùng nổ”

Ông Đinh Cao Khuê - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhấn mạnh: Theo tính toán, một năm các nước châu Âu nhập khoảng 145 tỷ euro rau quả trong khi Việt Nam mới xuất khẩu được trên dưới 200 triệu đô. Còn thị phần lớn như vậy để khai thác, các doanh nghiệp Việt Nam không sợ cạnh tranh.

Trước mắt thị trường này đang chịu một số tác động khách quan như xung đột, lạm phát nhưng về lâu dài, đây là thị trường tốt và bền vững. Nhu cầu nhập khẩu rau quả của thị trường này rất lớn. Dân số của châu Âu khoảng 500 triệu dân nhưng chiếm 45% nhu cầu nhập khẩu về rau quả do một số loại rau quả nhiệt đới không trồng được ở các nước châu Âu như dứa, chanh leo...

Ông Đinh Cao Khuê - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc DOVECO, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam

Ông Đinh Cao Khuê - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc DOVECO, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam

Ngoài ra, thị trường này còn có nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam: ít có biện pháp phòng vệ thương mại như các nước khác, sau khi xuất hàng, doanh nghiệp được thanh toán nghiêm túc và sòng phẳng.

Sức mua lớn nhưng thị trường châu Âu đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật cao. Không chỉ yêu cầu cao về số lượng và chất lượng sản phẩm mà còn liên quan đến cách thức sử dụng lao động, môi trường cảnh quan của nhà máy. Đây được xem là những trở ngại khiến doanh nghiệp chưa mặn mà tiếp cận trong những năm qua.

Tuy nhiên, bối cảnh mới của năm 2023 và những năm tiếp theo buộc các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không thể né tránh những trở ngại trên. Không chỉ châu Âu, nhiều thị trường xuất khẩu rau quả truyền thống khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, thậm chí là Trung Quốc đều chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam, các doanh nghiệp phải trang bị khả năng cạnh tranh tốt hơn thể hiện ở hai khía cạnh: chất lượng tốt và giá thành hợp lý.

Để làm được điều này, ông Đinh Cao Khuê cho rằng, ngoài tự thân doanh nghiệp còn liên quan đến nhiều yếu tố.

Thứ nhất, liên quan đến vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương trong việc kết nối các thị trường xuất khẩu, hỗ trợ cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, một mình doanh nghiệp đi tìm đường quả là khó. Có nhiều cách tiếp cận và kết nối thị trường qua thương mại điện tử, mạng xã hội nhưng theo Phó Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam hội chợ vẫn là cách tiếp cận cơ bản nhất.

Tại châu Âu, một năm có hai hội chợ lớn ở Pháp và Đức với sự có mặt của tất cả các khách hàng lớn, bao gồm cả người bán và người mua. Khác với hội chợ của mình là nơi mua bán hàng hoá, hội chợ tại châu Âu là nơi các chủ doanh nghiệp gặp nhau, đàm phán, thương lượng, so sánh giá và ký kết các hợp đồng.

“Tôi mong muốn Bộ Công Thương cần phải tổ chức cho các doanh nghiệp đi hội chợ tại châu Âu và các nước một cách bài bản và chuyên nghiệp hơn, từ cách trang trí đến thiết kế gian hàng để nổi bật hình ảnh và chất lượng sản phẩm Việt. Hiện nay, tham gia hội chợ, doanh nghiệp chỉ được không gian nhỏ không đủ chỗ trang trí nên mình vẫn cứ nhỏ mãi. Khoảng 5-7 năm trước, chất lượng rau quả của Việt Nam còn thua kém nhưng hiện nay đã khác nhiều, chất lượng sản phẩm của chúng ta đã vượt trội, không thua kém các nước xuất khẩu rau quả lớn như Nam Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan” - ông Đinh Cao Khuê nói.

xây dựng chuỗi liên kết dọc từ bà con nông dân, các hợp tác xã đến thương lái và các nhà máy sản xuất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng

Xây dựng chuỗi liên kết dọc từ bà con nông dân đến các nhà máy sản xuất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng là một trong những yêu cầu của sản xuất tập trung

Thứ hai, để sản phẩm rau quả có khả năng cạnh tranh về giá cả cần phải tổ chức sản xuất lớn. Ở mỗi vùng miền, sản xuất rau quả có đặc thù sản xuất riêng. Tại các tỉnh phía Bắc, sản xuất rau quả phụ thuộc chủ yếu vào các hộ nông dân nhưng ở các tỉnh Tây Nguyên hay Nam Bộ đã hình thành những cánh đồng lớn, những thửa ruộng lớn, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng góp phần giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh.

Ông Đinh Cao Khuê cho rằng, có một số vấn đề cần giải quyết khi tổ chức sản xuất lớn. Đó là xây dựng chuỗi liên kết dọc từ bà con nông dân, các hợp tác xã đến thương lái và các nhà máy sản xuất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng; giảm giá thành logistic bởi giá vận chuyển xuống các cảng của Việt Nam hiện đang cao hơn các nước khác; tập huấn đào tạo để các mắt xích của chuỗi từ bà con nông dân, thương lái, người bán hàng thực hành công việc của mình một cách chuyên nghiệp, bài bản, chuẩn chỉ; việc sử dụng lao động, môi trường cảnh quan nhà máy…

Những yêu cầu kỹ thuật này, có phần việc doanh nghiệp tự thực hiện được, có phần việc cần sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước nhưng không bắt tay thực hiện dần từng bước sẽ không thể tháo gỡ được khó khăn. Ngược lại, thực hiện tốt những phần việc trên, xuất khẩu nông sản sang châu Âu không phải là quá khó khăn.

“Doanh nghiệp có nhà máy hiện đại, được quản trị hiệu quả và kết nối tốt với người nông dân tốt, như chúng tôi lúc này không đủ hàng để xuất khẩu. Có những khách hàng rất lớn, mua hàng hàng trăm công. Hiện nay, khách hàng Đức hay Israel nhập hàng để xuất sang châu Âu chỉ muốn ký độc quyền nhưng chúng tôi cũng chấp nhận vì mình còn có khả năng cạnh tranh được” - Tổng Giám đốc DOVECO chia sẻ.

Năm 2023 là thời điểm tốt để doanh nghiệp chuyển mình, tận dụng tối đa cơ hội của các hiệp định thương mại tự do được ký kết để bứt phá, phát triển và tạo dựng vị thế trên thị trường quốc tế. Một thời gian không xa nữa, khi các quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu rau quả như Thái Lan và một số quốc gia khác cũng sẽ tham gia các hiệp định thương mại tự do thì lúc đấy chúng ta có chỗ đứng khá vững chắc rồi.

Phó Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp cùng gắn bó, đoàn kết và hợp tác với nhau để đảm bảo hài hoà lợi ích từ người lao động đến nhà sản xuất và người tiêu dùng, góp phần hình thành chuỗi liên kết bền vững. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kết nối và quảng bá rau quả Việt Nam tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711693241 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711693241 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10