Khó khăn lớn nhất khi học trực tuyến là tốc độ đường truyền

THY HẰNG 06/09/2021 19:45

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhận định, 2 khó khăn lớn nhất trong việc dạy học trực tuyến là thiết bị và đường truyền.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, trả lời câu hỏi về khó khăn trong việc dạy học trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho rằng 2 khó khăn lớn nhất là thiết bị và đường truyền.

“Với 20 triệu học sinh, sinh viên, chỉ cần 2 triệu lượt truy cập cùng lúc thì rất khó để đường truyền đảm bảo được”

Với 20 triệu học sinh, sinh viên, chỉ cần 2 triệu lượt truy cập cùng lúc thì rất khó để đường truyền đảm bảo được.

“Với 20 triệu học sinh, sinh viên, chỉ cần 2 triệu lượt truy cập cùng lúc thì rất khó để đường truyền đảm bảo được”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho rằng, phương án khác trong việc dạy và học được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là hướng dẫn các trường thực hiện, tận dụng các bài giảng điện tử, bài học điện tử để học sinh học ở nhà. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị một kho học liệu rất lớn.

Riêng với lớp 1, đã có video bài học cho môn Tiếng Việt và Tiếng Anh khá đầy đủ. Các bài giảng video cũng đã phát trên kênh truyền hình quốc gia.

Sau dịch bệnh, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh với những nơi không có học liệu tốt thì cần các giáo viên dạy phụ đạo thêm để có chất lượng tốt nhất.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là hướng dẫn các trường thực hiện, tận dụng các bài giảng điện tử, bài học điện tử để học sinh học ở nhà.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các trường thực hiện, tận dụng các bài giảng điện tử, bài học điện tử để học sinh học ở nhà.

Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo là không lùi năm học. Nơi nào có điều kiện thì cố gắng duy trì năm học. “Cố gắng giai đoạn này tận dụng cái gì đang có để dạy và học thật tốt”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh.

Thực tế, từ hôm nay (ngày 6/9), học sinh từ lớp 2 đến lớp 12 trên địa bàn TP Hà Nội chính thức học online. Theo phản ánh của nhiều phụ huynh, buổi học đầu tiên diễn ra không suôn sẻ do tình trạng “rớt” mạng liên tục xảy ra. Nhiều học sinh bị out khỏi lớp 2-3 lần chỉ trong một buổi học.

Nhiều giáo viên cũng thừa nhận, đường truyền hôm nay không ổn định, học sinh bị out ra khỏi lớp nhiều và đây đang là tình trạng chung của nhiều lớp, nhiều trường tại nhiều khu vực khác nhau trên địa bàn Hà Nội.

Đại diện của VNPT cho biết, thực tế cho thấy, mạng Internet bị chập chờn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như gói cước có tốc độ quá thấp trong khi các gia đình lại sử dụng nhiều thiết bị cùng một lúc; chất lượng thiết bị phát wifi không tốt hoặc vị trí đặt thiết bị wifi quá xa so với nơi học tập, làm việc.

Để tạo điều kiện cho học sinh trong việc học trực tuyến, nhiều ý kiến đề xuất Sở GD&ĐT Hà Nội xem xét, nghiên cứu phương án chia ca, chia khung giờ học trực tuyến theo từng cấp học cụ thể. Điều này vừa có tác dụng khai thác tối đa một thiết bị học trực tuyến cho nhiều học sinh trong một gia đình được sử dụng, đảm bảo việc truy cập vào phần mềm được thông suốt, tránh trường hợp cùng thời điểm có quá nhiều tài khoản truy cập vào cùng một hệ thống ảnh hưởng đến tốc độ, chất lượng đường truyền.

Đồng thời, để tránh tình trạng nghẽn mạng, VNPT khuyến cáo phụ huynh học sinh nên hạn chế sử dụng các thiết bị không cần thiết cùng một thời điểm, kiểm tra lại vị trí đặt và chất lượng thiết bị thu phát wifi hoặc nâng cấp lên gói cước có tốc độ cao hơn nếu có điều kiện.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dạy học trực tuyến là việc lâu dài!

    05:00, 05/09/2021

  • Học trực tuyến lớp 1 liệu có ổn?

    04:00, 03/09/2021

  • TP.HCM: Học sinh chuyển sang học trực tuyến từ ngày 2/2

    14:09, 01/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khó khăn lớn nhất khi học trực tuyến là tốc độ đường truyền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO