Khoan thư sức dân và trừ bạo

Diendandoanhnghiep.vn Muốn đất nước phát triển bền vững cần khoan thư sức dân, yên dân và trừ bạo, để mọi người được sống mạnh khỏe, an toàn, hạnh phúc.

>> Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu ủng hộ xây dựng 212 căn nhà Đại đoàn kết

Đó là lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt 63 đại biểu Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã và Trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu đại diện cho 63 tỉnh, thành cả nước vào chiều 26/11 vừa qua.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện thân mật với các đại biểu dự Hội nghị biểu dương Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện thân mật với các đại biểu dự Hội nghị biểu dương Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: TTXVN

Lịch sử đã chứng minh, nhân tố quyết định sức mạnh của dân tộc là tính cố kết cộng đồng, tinh thần đại đoàn kết và ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”, luôn khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân được sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần ấy được kế thừa và phát huy, trở thành động lực, nguồn lực to lớn của đất nước, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đoàn kết của gần trăm triệu người dân Việt Nam.

Vào năm 1300 Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – Đức Thánh Trần – trước khi mất hai tháng, đã tâu với vua Trần Anh Tông: “Thời bình, phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước”.

Khoảng từ năm 1440 đến 1442, trước vụ Lệ Chi Viên thảm khốc, khi được vua Lê Thái Tông sai soạn lễ nhạc cung đình (nhã nhạc), Nguyễn Trãi tâu, xin nhà vua hãy chăm dân “Sao cho khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”, bởi vì “Đó là cái gốc của lễ nhạc”. Lúc ấy, cũng đang là thời bình và làm cho “khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”, chính là “khoan thư sức dân”.

Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn rằng, sau ngày thắng lợi, Chính phủ hãy miễn thuế nông nghiệp cho dân vài ba năm. Sau ngày thắng lợi, tức là thời bình, phải miễn thuế nông nghiệp, tức là “khoan thư sức dân”.

Bác Hồ dặn “chớ điếu phúng linh đình mà lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”… Người cũng từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Giành độc lập là việc thời chiến, làm cho dân hạnh phúc là việc thời bình. Xem thế, đủ biết lời Bác Hồ đã gồm nhiều lời của tiền nhân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện thân mật với đại biểu dự Hội nghị biểu dương Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện thân mật với đại biểu dự Hội nghị biểu dương Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: TTXVN

>> Chủ tịch Hồ Chí Minh và bài học vĩ đại: Đoàn kết để trường tồn

>> Đoàn kết để tăng cơ hội thành công

Do đó, “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. - Trích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong giai đoạn hiện nay, thẳng thắn đánh giá, dù bom đạn không còn nhưng đất nước ta vẫn phải đối mặt với rất nhiều sự chống phá từ các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Và chúng ta cũng phải thừa nhận thực trạng không ít cán bô, lãnh đạo thay vì “là đầy tớ trung thành của nhân dân” thì lại trở thành những ông “vua con”, trở nên hách dịch cửa quyền, xa rời quần chúng.

Cùng với đó, tình trạng tham ô, nhũng nhiễu, của quyền diễn ra cũng tác động không nhỏ đến lòng dân. Những thói hư, tật xấu của quan chức lãnh đạo đã đánh thẳng vào người dân, khiến người dân mất niềm tin vào đảng, khiến cho thế trận lòng dân bị lung lay, rạn nứt. Đây là một vấn đề vô cùng nguy hiểm.

Đáng mừng ở chỗ, từ khi Đảng ta và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “nhóm lò” chống tham nhũng, để lò nóng đến mức “củi tươi cho vào cũng phải cháy”. Vì thế, cả Đảng cầm quyền, cả Nhà nước ta, cùng với “gốc rễ” đều đã quá “ghét điều dân ghét” mà khởi xướng và lãnh đạo việc dẹp “giặc nội xâm”  nhằm “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”.

Có thể nói, lòng dân không phải là bất biến. Muốn có lòng dân, muốn thế trận lòng dân được giữ vững, Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là đội ngũ lãnh đạo phải gắn bó trực tiếp với nhân dân, giải quyết các vấn đề vướng mắc trong lòng dân.

Muốn thế, thì đảng viên, cán bộ ta phải yêu điều dân yêu, ghét điều dân ghét; phải thấy việc gì có lợi cho dân thì mới làm, việc gì có hại cho dân thì kiên quyết bỏ. Lòng dân đồng thuận thì nước hưng thịnh. Lòng dân trăm mối thì nước suy vong. Vận nước là do chính chúng ta tạo ra. Khi ta làm tốt, xã hội đi lên thì gọi đó là thời vận đang đến.

Để đạt được mong muốn đó, Mặt trận Tổ quốc và những người làm công tác mặt trận đóng một quan trọng vai trò rất quan trọng. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khoan thư sức dân và trừ bạo tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711715433 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711715433 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10