Khởi nghiệp nông nghiệp: Thanh niên 8X vận động thuê đất sản xuất nông nghiệp quy mô lớn

Diendandoanhnghiep.vn Thanh niên Nguyễn Văn Nam quê xã Nga Thủy (Nga Sơn) tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng Hà Nội vào năm 2013 nhưng luôn nung nấu trở khởi nghiệp sản xuất nông nghiệp làm giàu tại quê hương.

Vốn là một kỹ sư xây dựng cầu đường, nhưng thanh niên Nguyễn Văn Nam quê xã Nga Thủy (Nga Sơn) lại đam mê nông nghiệp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng Hà Nội vào năm 2013, thanh niên sinh năm 1987 này xin được việc làm tại một công ty xây dựng lớn tại TP Thanh Hóa. Hơn nửa thập kỷ “làm thuê”, Nam luôn nung nấu trở về khởi nghiệp, làm giàu tại quê hương.

Anh Nguyễn Văn Nam chăm sóc hoa tại mô hình nông nghiệp của mình ở xã Nga Thạch (Nga Sơn).

Anh Nguyễn Văn Nam chăm sóc hoa tại mô hình nông nghiệp của mình ở xã Nga Thạch (Nga Sơn).

Năm 2018, khi đã có chút vốn tích lũy, chàng thanh niên xã bãi ngang Nga Thủy quyết định trở về quê thầu xây dựng, đồng thời “dấn thân” vào bước rẽ mới – đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Do đất đai xã nhà chủ yếu là vùng trũng, nhiễm mặn và khó dồn đổi, nên Nam đã sang xã Nga Thạch kế bên để thuê đất, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô lớn.

Được sự dẫn đường của một cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nga Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình sản xuất của Nguyễn Văn Nam ở thôn Phương Phú, xã Nga Thạch. Từ xa, những luống hoa cúc đua nở, phủ vàng cả một khu đồng. Cách đó không xa, những vạt hoa hồng, hoa đồng tiền, rồi cây dâu tây... như tạo nên một bức tranh đa sắc. Qua các câu chuyện, chúng tôi cảm nhận Nam già dặn và từng trải hơn so với tuổi 33 của mình. Với bộ quần áo lao động cũ sờn và chiếc mũ vải rộng vành, hằng ngày, ông chủ trẻ vẫn hòa mình lao động tất bật như những công nhân. Màu da rám nắng cùng đôi tay chai sần cho thấy anh không hề ngại khó, ngại khổ để có thành công. Tiếp câu chuyện liên quan đến quá trình khởi nghiệp, Nam dẫn chúng tôi đi thăm các khu nhà lưới chuyên canh tác các loại dưa, rau quả giá trị kinh tế cao. Những lứa dưa vàng, dưa hấu, dưa chuột xuất khẩu thay nhau gối lứa, bắt đầu cho thu hoạch liên tục từ tháng 6 – 2019 đến nay.

Từ những ngày đầu khi bắt đầu triển khai mô hình, tôi đã thành lập Công ty CP Nông nghiệp Vạn Hoa để thuận lợi hơn trong triển khai các thủ tục thuê đất, vay vốn khởi nghiệp... Đến nay, tổng số tiền đầu tư vào mô hình trồng trọt này đã hơn 5 tỷ đồng, do đang trong giai đoạn kiến thiết nên thu nhập chưa cao. Được lợi nhuận sau mỗi lứa thu hoạch, tôi tiếp tục mở rộng đầu tư cho sản xuất” – Nguyễn Văn Nam chia sẻ. Với tổng diện tích khu sản xuất 2,5 ha đất màu, lại nằm sát Quốc lộ 10 nên việc tiêu thụ sản phẩm trong mô hình có nhiều thuận lợi. Riêng các loại hoa, ngoài thuê xe đưa lên TP Thanh Hóa nhập cho các hàng lớn, thì hằng ngày, tiểu thương ở huyện Nga Sơn và các huyện lân cận cũng tìm đến tận vườn thu mua. Các loại rau – củ - quả tại mô hình cũng được cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh.

Để có được những thành công bước đầu, vị giám đốc trẻ tuổi cũng gặp không ít trở ngại. Khi đứng ra thuê đất, tuy chính quyền thôn và xã Nga Thạch tạo nhiều điều kiện nhưng nhiều hộ dân có đất không đồng tình, dù họ đang sản xuất manh mún, hiệu quả kinh tế không cao. Phải mất nửa năm đến từng nhà vận động, làm công tác tư tưởng, Nam mới có được các hợp đồng thuê lại đất của hơn 30 hộ nông dân địa phương. Khi đã có 2,5 ha đất trồng màu liền thửa, quá trình đầu tư lại thiếu vốn. Ngoài tiền tích lũy, tiền hỗ trợ của hai bên gia đình nội ngoại, Nguyễn Văn Nam phải chạy vạy vay mượn bạn bè, anh em, rồi làm thủ tục vay ngân hàng. UBND huyện Nga Sơn cũng tạo nhiều điều kiện để mô hình sản xuất tập trung theo hướng hiện đại này được triển khai thực hiện. Từng bước vượt qua những khó khăn, mô hình trồng trọt này đang cho thấy có nhiều cơ sở để phát triển bền vững.

Xác định sản xuất sạch với những sản phẩm an toàn để tạo uy tín chính là yếu tố sống còn của mô hình, Nam đã học tập, nghiên cứu trên mạng internet để tự sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ không độc hại. Hàng trăm mét vuông ớt chỉ thiên để khai thác quả, những hàng xả để khai thác thân đã được đưa vào nghiền, trộn các chế phẩm sinh học để sản xuất thuốc trừ sâu bệnh không độc hại đến người dùng. Toàn bộ thân cây rau màu, cây dưa không hề bị vứt bỏ mà được đào hố, trải bạt để ngâm ủ, sau đó trộn với phân chuồng hoai mục để làm phân bón trong mô hình. Cách làm này vừa tận dụng được các phế phẩm, không vứt bỏ gây ô nhiễm môi trường, lại vừa tiết kiệm vốn đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Quan trọng hơn, sản phẩm sản xuất ra bảo đảm an toàn vệ sinh, không ảnh hưởng sức khỏe nên đã có nhiều người ưa chuộng.

Mô hình vẫn tiếp tục được ông chủ trẻ đầu tư theo chiều sâu, dự kiến sẽ được xây dựng thêm đường giao thông nội khu sản xuất, hệ thống kênh mương tưới tiêu, hàng rào, ao trữ nước, các công trình phụ trợ và mở rộng thêm hệ thống nhà lưới lên tổng diện tích khoảng 4.000 m2. Theo hạch toán của anh Nam, phải đầu tư hơn 7 tỷ đồng thì mới hoàn thiện mọi hạng mục lẫn máy móc theo kế hoạch. Hiện tại, mô hình sản xuất này đã giải quyết việc làm thời vụ cho từ 6 đến 10 lao động địa phương với thu nhập trung bình 5 triệu đồng/người/tháng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khởi nghiệp nông nghiệp: Thanh niên 8X vận động thuê đất sản xuất nông nghiệp quy mô lớn tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711676433 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711676433 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10