Khơi thông “dòng chảy” nông sản đất Chín Rồng: Khai thác tối đa lợi thế vùng

Diendandoanhnghiep.vn Nếu kết hợp hài hoà giữa xây dựng hạ tầng giao thông và phát triển hệ thống logistics thì sẽ vực dậy mạnh mẽ nền kinh tế ĐBSCL…

>> Logistics cho nông sản ĐBSCL: Kỳ vọng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ

LTS: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây cho xuất khẩu cả nước. 

Các doanh nghiệp logistics đã bắt đầu nhận thấy nhu cầu phát triển của khu vực ĐBSCL nhưng lại băn khoăn nếu đầu tư hệ thống kho bãi, các dịch vụ đi kèm trong khi hạ tầng giao thông còn yếu sẽ dẫn tới không khai thác hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, một thời gian dài các doanh nghiệp sản xuất ĐBSCL phải “tự thân vận động” xây dựng các dịch vụ từ kho lạnh, xe lạnh, hàng hoá tới đóng gói, kiểm định, vận chuyển…

Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình cải cách, hoàn thiện hệ thống giao thông tại khu vực này. Đây là giai đoạn rất quan trọng, “chín muồi” để logistics phát triển. Nếu khơi thông tuyến vận tải thuỷ nội cùng với hoàn thiện hệ thống cảng biển, sân bay và các trung tâm logistics, đây sẽ là nơi tập kết hàng hoá thuận lợi hơn, thu hút các doanh nghiệp đầu tư.

Chế biến nông thủy sản ở ĐBSCL rất cần những trung tâm logistics với dịch vụ bổ trợ như: đóng gói bao bì, nhãn mác… được chuyên biệt hoá, giúp doanh nghiệp sản xuất tập trung vào chuyên môn, khai thác tối đa lợi thế hàng hoá của mình.

Việc xây dựng hệ thống kho bãi, đặc biệt kho lạnh sẽ giải quyết hàng loạt vấn đề của thị trường như giá cả, cung – cầu. Đặc biệt, một trung tâm lưu trữ, điều tiết nguồn nguyên liệu theo nhu cầu thị trường sẽ giúp giảm thiểu tình trạng “được mùa mất giá”, người nông dân nắm bắt và sản xuất phù hợp nhu cầu tiêu dùng/xuất khẩu, giải quyết bài toán lớn của thị trường nông sản Việt Nam.

>> Logistics cho nông sản ĐBSCL: "Khơi dòng" cho vận tải đường thuỷ

Vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Quy hoạch tổng thể ĐBSCL từ nay tới năm 2030. Theo đó, 13 tỉnh thành khu vực này đều cần điều chỉnh lại quy hoạch của mình, tập trung sản xuất vào những lĩnh vực thế mạnh. Từ đó xác định phương án tập trung xây dựng hệ thống logistics phù hợp kinh tế địa phương, đặt trong tương quan vùng. Hiện nay, ĐBSCL chưa có trung tâm logistics trọng điểm, Chính phủ đã quy hoạch TP. Cần Thơ trở thành trung tâm giao nhận, vận chuyển và kho bãi, là trung tâm logistics lớn của khu vực ĐBSCL. Việc triển khai này cần phải thúc đẩy nhanh hơn nữa, đồng thời các địa phương cần có các trạm kết nối với trung tâm lớn để tạo ra sự nối kết liên hoàn, hạn chế sự cạnh tranh không cần thiết. Lượng hàng hóa được phân bổ, điều tiết hợp lý sẽ góp phần khai thác tối đa lợi thế mỗi địa phương.

Để thu hút nguồn lực đầu tư, các địa phương cần nhanh chóng tham mưu, đề xuất những cơ chế tốt nhất thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng và logistics tham gia đầu tư. Khi logistics phát triển bền vững sẽ đưa các mặt hàng chủ lực của địa phương tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.

VCCI Cần Thơ sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ chính quyền địa phương hoạch định những chương trình, những chính sách ưu đãi hấp dẫn để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khơi thông “dòng chảy” nông sản đất Chín Rồng: Khai thác tối đa lợi thế vùng tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713555342 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713555342 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10