Không để cây xăng “đóng cửa”

Diendandoanhnghiep.vn Chiết khấu hoa hồng không hợp lý, cấp phép tràn lan các đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu và phân phối xăng dầu đang khiến hàng loạt cây xăng không bán hàng, gây tâm lý lo ngại của người dân.

>> 2 giải pháp nóng hỗ trợ giải quyết hụt cung xăng dầu

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, những bất cập trong công tác quản lý thị trường xăng dầu là nhưng cảnh báo trong công tác điều hành, phân phối xăng dầu.

- Một số Đại biểu Quốc hội đã bảy tỏ sự bất hợp lý trong công tác điều hành, phân phối xăng, dầu. Đơn cử như, thời gian qua Bộ Công Thương đã cấp phép tràn lan đến 36 đầu mối xuất nhập khẩu xăng, dầu và hơn 330 thương nhân phân phối xăng, dầu, thưa ông?

Đúng là vấn đề xăng dầu hiện nay đang rất căng thẳng. Mặc dù trong phần giải trình tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương có khẳng định xăng dầu trong nước không thiếu, không khan hiếm.

Tuy nhiên, thực tiễn tại Hà Nội đang diễn ra sự khan hiếm xăng dầu rất lớn, có trên 30 cây xăng không bán hàng, nếu bán thì người dân phải “xếp hàng”, không được mua theo ý muốn mà phải theo định mức của nhà cung cấp. Điều này gây bức xúc cho người dân trong hoạt động mua bán xăng dầu.

Thủ tướng đã có chỉ đạo, Bộ Tài chính “lên tiếng”, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo tổ chức thực hiện phân phối để xăng dầu trong nước đủ nguồn cung, không để hoạt động sản xuất kinh doanh không bị đình trệ. Nhưng rõ ràng, những khan hiếm xăng, dầu trên thị trường vẫn chưa được xử lý triệt để.

Cùng với những chỉ đạo mang tính hành chính, tôi cho rằng, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương cần tính toán lại các định mức đảm bảo hài hòa quyền lợi các bên.

Đối với các đại lý xăng dầu cần có chiết khấu hoa hồng hợp lý để có lợi nhuận.

Bởi vì theo báo cáo từ các đại lý xăng dầu, họ không được chiết khấu, không có hoa hồng, nhận bao nhiêu bán bán bấy nhiêu. Nếu “hên” giá xăng dầu tăng thì có lợi nhuận, còn giá xăng “sụt xuống” là bị lỗ. Trong khi đó, thời gian qua giá xăng dầu giảm nhiều hơn tăng cho nêu nhiều đại lý không chịu nhập xăng dầu về bán vì sợ lỗ.

Những bất cập này khiến các đại lý và đầu mối đổ lỗi cho nhau. Nhiều đơn vị đổ lỗi do “tính toán” của đại lý xăng dầu cấp 1, 2 dẫn đến nguồn cung cho các đại lý xăng dầu cấp nhỏ lẻ bên dưới “chưa tới”. Đại lý cấp trên không cung cấp xăng dầu xuống cho các đại lý nhỏ lẻ. Còn các đại lý nhỏ lại không nhập xăng dầu từ đại lý cấp trên vì lo thua lỗ.

 Một cây xăng nằm trên đường Trần Vỹ (quận Cầu Giấy) thông báo hết xăng. Ảnh: K.Chi

Một cây xăng nằm trên đường Trần Vỹ (quận Cầu Giấy) thông báo hết xăng. Ảnh: K.Chi

>> Quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu: Nên quy về một mối

>> Khan hiếm xăng dầu: “Thiếu thật” hay “thiếu giả”?

>> Khan hiếm xăng dầu: Cần tôn trọng cơ chế thị trường

- Nguồn cung xăng, dầu cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt, xăng, dầu trên thị trường, thưa ông?

Đáp ứng đủ nguồn cung xăng dầu trong nước là yêu cầu cấp bách hiện nay, tuy nhiên, chúng ta bị phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung thế giới. Xăng dầu trên thế giới đang khan hiếm thì chắc chắn cũng khiến Việt Nam khan hiếm. Đây là nguyên nhân khách quan.

Còn về chủ quan, Bộ Công Thương cũng phải có chỉ đạo, cao hơn nữa là Chính phủ cần có những chỉ đạo quyết liệt đối với các nhà máy chế biến xăng dầu ở Việt Nam, như nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn tăng nguồn cung trong sản xuất.

Theo tôi được biết, nhà máy Nghi Sơn cũng đã tăng công suất để tăng nguồn cung. Tuy nhiên, muốn tăng công suất nhà máy lọc dầu thì cũng phải đảm bảo nhập khẩu dầu thô, bởi phần lớn dầu thô cho các nhà máy lọc dầu trong nước vẫn phải nhập khẩu.

Cùng với đó là phải tăng khả năng dự trữ xăng, dầu. Chính phủ đã có chủ trương tạm trữ xăng dầu. Nhưng để làm được việc này cần có thời gian để xây dựng các kho dự trữ đủ lớn để đảm bảo nguồn cung, khi xăng dầu trong nước khan hiếm thì dùng nguồn dự trữ để điều hoà xăng dầu trong nước.

- Trước những biến động bất thường của thị trường xăng, dầu thế giới, việc điều hành, phân phối trong nước cũng phải đảm bảo tính kịp thời trong ngắn hạn và tính bền vững trong dài hạn, thưa ông?

Sự thiếu hụt xăng dầu thời gian qua phần lớn do tác động từ nguồn cung trên thế giới. Mặc dù, chúng ta đã dần chủ động nguồn cung xăng, dầu trong nước. Tuy nhiên, xăng, dầu sản xuất ra trong nước đạt khoảng 80% nhu cầu. Đáng lưu ý, trong 80% đó thì một nửa, thậm chí là hơn nửa lượng dầu thô chúng ta cũng vẫn phải nhập từ thế giới, cho nên thị trường thế giới thế nào nó sẽ tác động vào thị trường trong nước như thế". Nếu giá xăng dầu thế giới lên, xuống “bất thình lình” thì sẽ ảnh hưởng lớn đến xăng dầu trong nước.

Thời gian qua do ảnh hưởng từ thị trường thế giới, giá không “ổn định” thay đổi hàng ngày. Trong khi, chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu của chúng ta là 10 ngày. Đây chính là sự bất hợp lý, vì sự điều chỉnh trong nước cũng phải tương đồng với những biến động trên thế giới.

Trách nhiệm của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính là phải phối hợp chặt chẽ trong việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước. Ở góc độ người dân và doanh nghiệp thì không thể biết nguyên nhân từ đầu, việc thiếu hụt xăng dầu là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước phải kịp thời điều hành và giải đáp thắc mắc cho người dân và doanh nghiệp.

- Trân trọng cảm ơn ông!  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Không để cây xăng “đóng cửa” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713575672 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713575672 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10