Không minh bạch hóa thông tin, nông sản Việt sẽ bị ‘tuýt còi’

Diendandoanhnghiep.vn Nếu không thực hiện nghiêm chỉnh việc xuất khẩu nông sản theo đúng quy trình, mã số, có thể xảy ra khả năng phía Trung Quốc “tuýt còi”, ảnh hưởng đến uy tín nông sản Việt.

>>>Xuất khẩu nông sản gần chạm mốc 50 tỷ USD

Theo ông Đinh Gia Nghĩa, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần thực phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cho biết, đối với công ty nói riêng và chung của toàn ngành rau củ quả thực phẩm, thị trường Trung Quốc là thị trường quan trọng, có sức mua lớn, tuy nhiên với thị trường này chưa có xúc tiến thương mại đầu tư tập trung hơn để xứng đáng với quy mô.

Thị trường Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính, đây là thị trường không thua kém thị trường Mỹ và châu Âu trong tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã sản phẩm, chất lượng.

Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính, đây là thị trường không thua kém thị trường Mỹ và châu Âu trong tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã sản phẩm, chất lượng.

Thay đổi từ người sản xuất

Thị trường Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính, đây là thị trường không thua kém thị trường Mỹ và châu Âu trong tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã sản phẩm, chất lượng. Những rào cản thương mại, các quy định về chất lượng sản phẩm này rất nghiêm túc và rõ ràng.

“Để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, ngoài giá cả thì chất lượng sản phẩm cũng cần được nâng cao”, ông Nghĩa cho biết. Theo đó, đại diện Công ty Đồng Giao đưa ra hai kiến nghị:

Thứ nhất, ông Nghĩa nhấn mạnh, sớm hay muộn đối với thị trường Trung Quốc sẽ áp dụng kiểm tra nghiêm ngặt về dư lượng thuốc BVTV nên càng sớm khuyến cáo đến nông dân về tiêu chuẩn phía bạn thì sẽ thuận lợi cho công tác xuất khẩu về sau.

Thứ hai, riêng đối với sầu riêng, cần xúc tiến cả mặt hàng cấp đông sang Trung Quốc vì giá trị sản phẩm xuất khẩu rất cao. Lúc cao điểm, giá sầu riêng cấp đông sang thị trường Trung Quốc có thể đạt 13.000 - 15.000 USD/tấn sản phẩm.

“Sắp tới khi Trung Quốc bắt đầu kiểm soát được dịch và mở cửa với thế giới, thì nhu cầu trong ngành rau, củ, quả sẽ tăng lên rất cao. Nếu chúng ta sớm đón đầu làn sóng tiêu thụ này thì sẽ rất tốt”, ông Nghĩa cho biết.

Trong khi đó, ông Bùi Phước Hòa, đại diện Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, cho rằng cần có sự thay đổi tư duy đối với người sản xuất. Thay vì đáp ứng các yêu cầu của bên đánh giá, cấp phép, làm đối phó, mục tiêu của việc áp dụng các quy trình GAP là để đảm bảo nguồn gốc sản phẩm, ổn định chất lượng, từ đó chứng thực nguồn hàng, bán với giá cao.

Người nông dân thông thể nắm bắt hết thông tin về yêu cầu, tiêu chuẩn, các Nghị định thư. Họ cần sự trợ giúp kịp thời từ các cán bộ kĩ thuật để tiếp cận thông tin. Các cán bộ kĩ thuật có thể đến từ các chương trình, hiệp hội, được kết nối, tiếp nhận thông tin để từ đó hỗ trợ nông dân.

“Muốn đi xa thì đi cùng nhau”, các nhà phân phối, xúc tiến thương mại nắm bắt được nhu cầu thị trường sẽ thông tin lại cho các HTX, từ đó người nông dân sẽ có định hướng đúng để thực hiện sản xuất. “Thực tế chúng ta đã thấy. Các vườn đang chặt bỏ cây trồng quý để trồng sầu riêng. Nhưng do trồng mới, giống chưa xác định, người sản xuất chưa xác định tiêu chuẩn để làm theo, cơ sở đóng gói chưa rõ ràng. Khi sản xuất ồ ạt, chúng ta sẽ phải 'giải cứu'. Như vậy, cần có một chính sách chung cũng như sự hỗ trợ từ các đơn vị có chức năng, nghiệp vụ để liên kết và giúp ổn định hệ thống”, ông Bùi Phước Hòa chia sẻ.

>>>Cơ hội cho nông sản Việt "cất cánh"

Cơ chế phối hợp giám sát mã số vùng trồng

Đáng lưu ý, một trong những yêu cầu của các quy định của phía Trung Quốc là cơ sở sản xuất phải có mã vùng trồng, vùng nuôi, mã cơ sở đóng gói được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt nhằm quản lý về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

đề nghị chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phát triển mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, mô hình liên kết các bên sản xuất – thu mua.

Đề nghị chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phát triển mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, mô hình liên kết các bên sản xuất – thu mua.

Cụ thể, Trung Quốc đưa ra 5 yêu cầu về vùng trồng xuất khẩu sang nước bạn. Đó là phải áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP); Bộ NN-PTNT sẽ giám sát đối tượng kiểm dịch thực vật mà Tổng cục Hải quan Trung Quốc quan tâm; phải không có các đối tượng kiểm dịch thực vật mà Tổng cục Hải quan Trung Quốc quan tâm; phải được theo dõi và giám sát sinh vật gây hại bởi cán bộ kỹ thuật; phải lưu trữ hồ sơ giam sát và phòng trừ sinh vật gây hại. 

Do đó, ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đề nghị chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phát triển mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, mô hình liên kết các bên sản xuất – thu mua.

Đồng thời có cơ chế phối hợp với Cục Bảo vệ thực khi phát hiện cạnh tranh không lành mạnh, gian lận mã số vùng trồng. Qua đó, các lực lượng chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát, thậm chí thu hồi theo quy định nếu doanh nghiệp, vùng trồng gian dối.

“Các địa phương cần tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp, vùng trồng thực hiện nghiêm các cái hướng dẫn của Công văn 1501 của Cục BVTV ban hành ngày 02/06/2022 để bảo vệ các mã số cùng trồng, mã cơ sở đóng gói đã được cấp, tránh việc cho phép sử dụng mã số không đúng quy định, nhất là vượt quá sản lượng, công suất thực tế dẫn đến bị thu hồi và gây ảnh hưởng đến các cái uy tín của nông sản Việt”, ông Huỳnh Tấn Đạt nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng các địa phương cần tăng cường phối hợp một cách chặt chẽ với Cục BVTV để có thể minh bạch hóa từng thông tin cụ thể về mùa vụ.

“Từng vùng, từng địa phương từ Đắk Lắk, Đắk Nông đến Tiền Giang, Bến Tre cần minh bạch hóa thông tin về thời gian, sản lượng từng vụ để cung cấp thông tin. Từ đó Cục BVTV cũng như Tổng cục Hải quan Trung Quốc có thể giám sát, thực hiện xuất khẩu nông sản theo đúng quy trình, mã số”, ông Lê Thanh Hòa phân tích.

Đại diện Văn phòng SPS Việt Nam lưu ý, nếu không thực hiện nghiêm chỉnh, hoàn toàn có thể xảy ra khả năng phía Trung Quốc “tuýt còi”, qua đó ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông Hòa cũng cho biết, các cơ quan của Bộ NN&PTNT cũng sẽ phối hợp để xây dựng các quy trình thực hành tốt cho từng loại hoa quả để đảm bảo việc xuất khẩu cũng như đảm bảo các yêu cầu mà nước bạn đưa ra.

“Nếu trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan Trung Quốc tăng cường kiểm tra ô nhiễm vi sinh vật cũng như dữ liệu hóa chất, chúng ta vẫn có thể đáp ứng được những cái yêu cầu đặt ra”, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Không minh bạch hóa thông tin, nông sản Việt sẽ bị ‘tuýt còi’ tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713576692 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713576692 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10