Không chủ quan về tăng trưởng kinh tế

Thy Hằng 10/10/2018 11:00

Theo chuyên gia, đánh giá tăng trưởng kinh tế không chỉ nhìn nhận vào con số mà phải là chất lượng với các yếu tố cạnh tranh, cơ cấu tăng trưởng, "sức khoẻ" doanh nghiệp, giá trị gia tăng hàng hoá.

GDP 9 tháng tăng 6,98% đánh dấu mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011, trong đó, cả 3 khu vực: Nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đều tăng cao. Đặc biệt, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,65%, là một động lực chính của tăng trưởng. 

 Đặc biệt, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,65%, là một động lực chính của tăng trưởng.

 Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,65%, là một động lực chính của tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2018.

Có thể bạn quan tâm

  • Standard Chartered duy trì dự báo GDP Việt Nam đạt 7% năm 2018

    09:24, 06/10/2018

  • WB: Tăng trưởng GDP 2018 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,8%

    11:46, 04/10/2018

  • Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% năm 2018 đã "trong tầm tay"

    17:46, 01/10/2018

  • GDP 9 tháng đầu năm tăng 6,98%, cao nhất trong 8 năm qua

    10:49, 28/09/2018

  • “Động lực” thúc đẩy GDP tăng cao

    05:30, 13/09/2018

  • NCIF dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý IV 6,56%, cả năm 6,83%

    12:00, 08/08/2018

Mục tiêu tăng trưởng đã “trong tầm tay”

Và để đạt được mục tiêu tăng trưởng chính thức cả năm là 6,7%, GDP quý cuối của năm chỉ cần tăng khoảng 6,1% so với cùng kỳ do đó, đạt và vượt 6,7% là điều được nhiều chuyên gia dự báo. Bởi, thông thường quý IV là quý có GDP tăng trưởng cao nhất. 3 năm gần đây, mức tăng trưởng quý này đều trên 6,11%. 

Đặc biệt, nhiều chuyên gia nhận định, động lực chính của tăng trưởng GDP trong quý III chủ yếu đến từ khu vực công nghiệp-xây dựng, trong đó, hạt nhân là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, điều này cho thấy nền kinh tế đang đi đúng hướng tái cơ cấu.

Nhiều ngành công nghiệp đang có tăng trưởng cao. “Lần đầu tiên sau nhiều năm rồi chúng ta xuất siêu 5,39 tỷ USD, là kỷ lục đáng mừng, trong đó xuất khẩu khu vực trong nước tốt hơn khu vực ngoài nước là tín hiệu tốt cho ngành sản xuất trong nước”, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết.

Do đó, các chuyên gia đánh giá, tăng trưởng GDP không chỉ tốc độ tăng trưởng cao mà chất lượng tăng trưởng đang dần ổn định. Vì vậy, mức tăng trưởng mà Quốc hội để ra được nhận định đã “nằm trong tầm tay”. Nói như ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư: “Đạt và vượt 6,7% là chắc chắn, trừ đột biến. Còn mức nào không quan trọng vì không thể vượt quá nhiều”.

Ông Lưu Bích Hồ phân tích, động lực chính của tăng trưởng GDP trong quý III chủ yếu sẽ đến từ khu vực công nghiệp-xây dựng, trong đó hạt nhân là ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Nhiều ngành công nghiệp như thép, ô tô, dệt may, dược và tinh chế dầu mỏ đang có tăng trưởng cao. Đây là hướng đi tốt, phù hợp với tái cơ cấu. 

Các tổ chức quốc tế cũng hoàn toàn lạc quan với tăng trưởng của Việt Nam. Theo đó, Standard Chartered dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 7% trong năm 2018 nhờ khu vực sản xuất hàng điện tử có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ và hoạt động tiêu dùng gia tăng.

Lĩnh vực sản xuất dự kiến sẽ có năm thứ 2 liên tiếp ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số trong năm nay, Cùng với đó, tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp cũng sẽ tiếp tục phục hồi trở thành động lực của tăng trưởng trong nửa cuối năm.

“Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2018 và 2019 – giống như năm 2017. Chúng tôi lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn nhờ hoạt động sản xuất diễn ra mạnh mẽ khi dòng vốn FDI chảy vào lĩnh vực sản xuất điện tử vẫn duy trì ở mức cao”, ông Chidu Narayanan, Chuyên gia kinh tế khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ.

Điều này là khá trùng hợp với dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), theo đó, WB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,8% trong năm 2018, tăng lên so với mức 6,5% trong dự báo hồi tháng 4.

Trong khi đó, dự báo tăng trưởng của ADB cho năm 2018 cũng ở mức 6,9%. Tuy là mức dự báo lạc quan, nhưng đây là mức đã được điều chỉnh giảm so với dự báo 7,1% đầu năm.

Đồng thời, ADB cho rằng, áp lực lạm phát tăng do giá dầu quốc tế và giá lương thực tăng. Vì vậy, lạm phát được điều chỉnh tăng từ 3,7% lên 4,0% cho năm 2018. 

Chất lượng tăng trưởng mới là cốt lõi

Mặc dù nhận định mục tiêu tăng trưởng chắc chắn đạt được, thậm chí cao hơn. Nhưng ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng, tăng trưởng GDP nếu chỉ xét đến số lượng là chưa đủ.

Theo ông Long, cần đặc biệt xem xét chất lượng của tăng trưởng, chất lượng phản ánh hiệu quả năng suất, phản ánh sự tụt hậu hay không tụt hậu của nền kinh tế. Chất lượng tăng trưởng có thể được thể hiện qua vấn đề tái cơ cấu, giải quyết công ăn việc làm như thế nào, vấn đề lao động, thu nhập…

Báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội dự thảo xem xét số liệu tăng trưởng ở năng suất lao động, tiêu hao năng lượng, chưa xem xét đầy đủ các chỉ tiêu đó.

“Nhìn chung, đánh giá một cách căn bản, về mặt chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa có sự cải thiện rõ, số lượng so với khu vực và thế giới cao đặc biệt những năm vừa qua nếu so giai đoạn 2011-2016 tốc độ tăng trưởng cao và năm nay còn cao hơn nhưng chất lượng chưa được cải thiện là bao, đây là vấn đề cốt lõi”, ông Long cho biết.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam so với khu vực và thế giới lượng cao nhưng thu nhập bình quân đầu người thấp, khoảng cách không thu hẹp nhiều. Tăng trưởng bình quân thu nhập bình quân đầu người năm 2018 dự kiến đạt 2.540 USD/người/năm như vậy tăng khoảng 155 USD/người/năm so với năm trước. Tới năm 2020 lên 3.200-3.500 USD/người/năm là khó.

TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phân tích: "Cơ chế tăng trưởng, cơ cấu ngành, vùng còn chưa thay đổi được. Doanh nghiệp trong nước là nền tảng quan trọng bậc nhất nhưng còn yếu. Doanh nghiệp tư nhân tăng nhiều nhưng nhỏ bé, thiếu liên kết. Ngành tài chính ngân hàng, thị trường chứng khoán bùng lên nhưng nền tảng vẫn còn yếu”.

Với chất lượng xuất khẩu cũng vậy, xuất nhập khẩu hơn 400 tỉ USD nhưng giá trị gia tăng chưa cao. Hơn nữa, gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp như chi phí logistics cao tương đương 18-20% GDP. Nguồn nhân lực, yếu tố quyết định đến tương lai nền kinh tế chưa được cải thiện.

Do đó, ông Thiên cho rằng, điều quan trọng nhất không nằm ở con số tăng trưởng mà nằm ở việc quá trình cải cách.

“Cơ cấu tăng trưởng cần giữ được việc chuyển dịch từ khai thác sang chế biến chế tạo. Các nỗ lực cải cách của Chính phủ vẫn được duy trì và đẩy lên. Dù rất khó khăn, Chính phủ vẫn quyết tâm thúc đẩy quá trình này. Điều đó tạo ra niềm tin rất lớn”, ông Thiên nói.

Hai kịch bản cho tăng trưởng

Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2018, cũng như xem xét các yếu tố có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2018 và cả năm 2019, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia xây dựng hai kịch bản dự báo dựa trên các giả định về sự thay đổi của các biến số như tăng trưởng kinh tế giới; chỉ số giảm phát chi tiêu cho tiêu dùng thế giới; Giá dầu thế giới,…; kinh tế Việt Nam; tốc độ tăng lực lượng lao động, biến động của tỷ giá, lãi suất,….. 

Theo đó, kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2018 với GDP là 6,83% và 7,01%. Sang năm 2019 là 6,9% và 7,1%. Về lạm phát, năm 2018, dự báo CPI (bình quân năm) là 4% và 4 – 4,2%. Sang năm 2019 là 4% và 4,5%.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Không chủ quan về tăng trưởng kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO