Khu kinh tế là động lực phát triển kinh tế của Thái Bình

Diendandoanhnghiep.vn Trong 5 năm tới, KKT Thái Bình sẽ được xây dựng thành trọng điểm, là động lực phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải cho biết, tập trung xây dựng KKT Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020-2025 và các năm tiếp theo. Tuy nhiên, để nắm được những cơ hội, tận dụng được thời cơ để thực hiện được như mong muốn không phải dễ. Vì vậy, cần phải có sự đồng lòng, quyết tâm, nhất quán của toàn tỉnh.

Theo BQL KKT và các KCN Thái Bình, đến nay, tỉnh đã và đang hoàn thiện quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 của 26 khu chức năng, gồm: khu công nghiệp, khu đô thị - du lịch, khu cảng và khu nuôi trồng thủy sản công nghiệp cao… Trong 18 nhà đầu tư được UBND tỉnh Thái Bình chấp thuận chủ trương tài trợ sản phẩm quy hoạch, đã có 8 nhà đầu tư được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý thực hiện thí điểm xét chọn nghiên cứu lập quy hoạch phân khu và tài trợ sản phẩm quy hoạch.

KKT là động lực phát triển kinh tế của Thái Bình

KKT là động lực phát triển kinh tế của Thái Bình

Trước mắt, tỉnh Thái Bình đang tập trung giải phóng mặt bằng và hoàn thành xây dựng hạ tầng một số KCN có quy mô lớn trong KKT: KCN Liên Thái Hà, KCN Hải Long… ngay trong năm 2021 để kịp thời đón bắt làn sóng chuyển dịch đầu tư của thế giới đến với Việt Nam, sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư của các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước.

Hiện đã có hơn 10 nhà đầu tư hạ tầng đăng ký và được Thái Bình chấp thuận cho nghiên cứu, đề xuất lập quy hoạch chi tiết 15 KCN – đô thị - dịch vụ trong KKT với tổng diện tích khoảng 5.000ha (bằng gần 18% diện tích KKT).

Để tiếp tục thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư, Thái Bình đang tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cụ thể hóa các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, có cơ chế đặc thù để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp… Hành động cụ thể đã được HĐND tỉnh Thái Bình ban hành tại Nghị quyết về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong KKT Thái Bình giai đoạn 2020-2030. Theo đó, các doanh nghiệp được thành lập, đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng trong KKT thuộc các nhóm ngành, nghề khuyến khích đầu tư của tỉnh sẽ được hưởng 6 chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, gồm: chính sách ưu đãi về đất đai; chính sách hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào; chính sách hỗ trợ san lấp mặt bằng; chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, cụm công nghiệp; chính sách hỗ trợ đào tạo lao động và chính sách hỗ trợ thủ tục hành chính.

KKT Thái Bình là khu kinh tế, là vùng chuyên biệt, phát triển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm nhưng có cơ chế đặc thù và nơi đây sẽ là nơi có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư – Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhấn mạnh.

Để KKT sớm đi vào hoạt động, Thái Bình đang xây dựng quy hoạch hệ thống giao thông đối ngoại và giao thông đối nội. Ước tính trong giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu đầu tư của tỉnh là gần 11.000 tỷ đồng cho các công trình hạ tầng KKT, trong đó vốn ngân sách TƯ gần 7.000 tỷ đồng, còn lại vốn ngân sách tỉnh. Nhằm tạo sự kết nối cho các khu chức năng, trước mắt tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo 5 tuyến đường trục trong KKT với tổng nhu cầu vốn gần 1.400 tỷ đồng.

Trước đó, tỉnh Thái Bình đã thống nhất lựa chọn các tuyến đường cấp thiết để đầu tư, gồm: nâng cấp tuyến QL39 phục vụ phát triển KCN- đô thị - dịch vụ Liên Thái Hà; 2 tuyến đường nối vào cảng, KCN – đô thị - dịch vụ Thái Thượng; tuyến đường ĐT464 năm trong KKT; tuyến đường từ đường 221A nối với khu cảng Ba Lạt và khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao.

Theo tính toán của các chuyên gia, dự báo tăng trưởng kinh tế trong KKT Thái Bình đến năm 2040, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 349.847 tỷ đồng, tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) đạt 14.000 USD. Chính sự phát triển của KKT sẽ là động lực thúc đẩy giá trị sản xuất công nghiệp của Thái Bình đến năm 2025 dự báo đạt 125.301 tỷ đồng, trở thành tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng như kế hoạch đề ra.

KKT Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 có diện tích tự nhiên 30.583ha, trên địa bàn 30 xã, 1 thị trấn thuộc 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển. Ở vị trí kết nối của vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, ngoài phát huy nội lực, Khu kinh tế còn kế thừa các lợi thế hạ tầng kinh tế sẵn có của các địa phương trong vùng để phát triển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khu kinh tế là động lực phát triển kinh tế của Thái Bình tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713524424 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713524424 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10