Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản: Không siết mà nên kiểm soát

Diendandoanhnghiep.vn Xoay quanh vấn đề nguồn vốn vào bất động sản, nhiều chuyên gia cho rằng không nên siết chặt mà nên kiểm soát cho vay đối với các doanh nghiệp, đối tượng vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích.

>>> “Siết” tín dụng bất động sản: Không nên làm đại trà hay đánh đồng tất cả

Phát biểu tại tọa đàm “Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản: Chính sách và tác động” do báo Xây dựng tổ chức sáng 11/5, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, qua một số vụ việc gần đây các ngân hàng thương mại đã dừng cho vay tín dụng bất động sản điều này dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, bởi đây là "bà đỡ" cho các doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án bất động sản để đến giai đoạn triển khai thu hút vốn của khách hàng.

Tọa đàm “Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản – Chính sách và tác động” do Báo Xây dựng tổ chức vào sáng 11/5 tại Hà Nội

Tọa đàm “Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản – Chính sách và tác động” do Báo Xây dựng tổ chức vào sáng 11/5 tại Hà Nội

"Chúng tôi rất tán thành lộ trình siết chặt vốn tín dụng ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước đến năm 2023 các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 30% vốn cho vay tín dụng bất động sản. Bởi trên toàn thế giới cũng đã làm như vậy, nhưng khi họ đã có quỹ đầu tư bất động sản để xã hội hóa nguồn vốn cho bất động sản, còn ở Việt Nam mới có một quỹ đầu tư bất động sản của ngân hàng Techcombank, nhưng nguồn vốn rất ít khoảng 50 tỷ đồng", ông Châu cho biết. 

Bên cạnh đó, theo ông Châu, ở nước ngoài quỹ bảo hiểm cũng được sử dụng cho đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, ở Việt Nam đang cân nhắc hạn chế việc đầu tư từ quỹ bảo hiểm vào bất động sản.

Ngoài ra, ông Châu cũng cho rằng, theo quy định của luật chứng khoán, các doanh nghiệp niêm yết cũng có thể huy động tuy nhiên hiện số doanh nghiệp bất động sản dựa vào kênh xã hội hóa huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu hiện cũng mới ở mức nhỏ lẻ.

 Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu tham dự

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu tham dự trực tuyến từ đầu cầu TP.HCM

Về phần giải pháp, theo ông Lê Hoàng Châu, hiện Nhà nước đã quy định có gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng, phần lớn tập trung cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm các nước lân cận đang làm là hỗ trợ tín dụng cho thị trường bất động sản, cấp tín dụng cho chủ đầu tư bất động sản, cấp tín dụng cho đối tượng người dân, các nhà đầu tư thứ cấp. 

"Nhà nước không nên thắt chặt thị trường bất động sản mà nên kiểm soát cho vay đối với các doanh nghiệp, đối tượng vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích", ông Châu nói.

Bên cạnh đó, Chủ tịch HoREA đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp để kiểm soát chất lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Bởi vì trong thời gian vừa qua hoạt động này chưa đánh giá được năng lực thực sự của doanh nghiệp, không đánh giá được doanh nghiệp nên có tình trạng phát hành trái phiếu lừa đảo nhà đầu tư.  

"Cần thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng vào bất động sản, tuy nhiên do 2 năm qua ảnh hưởng Covid -19 nên có thể kéo dài đến năm 2023", ông Châu nói.

ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp Hội bất động sản Việt Nam (VN

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp Hội bất động sản Việt Nam

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp Hội bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng, nếu kiểm soát chặt chẽ vốn vào bất động sản, có thể doanh nghiệp sẽ phải dừng các hoạt động đầu tư - ảnh hưởng đến chủ đầu tư, lao động cũng như các ngành nghề liên quan.

"Chúng tôi đã kiến nghị, đừng siết các chính sách tín dụng, thay vào đó hãy có chính sách kiểm soát tốt với những dự án có vấn đề - đầu cơ tích trữ, mua gom đất, thổi giá… còn lại nên thúc đẩy, khuyến khích. Đối với phát hành trái phiếu cần có những quy định mới, kiểm soát, đẩy tính minh bạch, lành mạnh, làm thị trường trong sạch. Đồng thời, thúc đẩy, hình thành các quỹ đầu tư để doanh nghiệp sớm được tiếp cận", Phó Chủ tịch VNREA nêu.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản cũng khẳng định kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản là cần thiết, song vẫn cần quan tâm, thích ứng với diễn biến thực tế; có rà soát, có tầm nhìn và lộ trình; tránh tình trạng chính sách “giật cục” làm ảnh hưởng đến thị trường.

“Thay vào đó, chúng ta nên ưu tiên nguồn vốn cho các dự án đang triển khai, sắp đưa nguồn cung ra thị trường, giá vừa phải, nhất là với nhà ở xã hội,” ông Khởi nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản: Không siết mà nên kiểm soát tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711669763 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711669763 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10