Kiểm soát thực phẩm sạch từ chính tâm người sản xuất

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú 21/05/2023 05:00

Kiểm soát thực phẩm sạch bằng kỹ thuật không khó, cái khó là tâm của người làm ra sản phẩm. Nếu "mất kiểm soát" thì sẽ rất nguy hiểm.

>>Giải “bài toán” an toàn thực phẩm cho 100 triệu dân

Là người phụ trách ngành thương mại Hà Nội, phụ trách siêu thị, chợ toàn thành phố Hà Nội, và cũng là người người mở siêu thị đầu tiên tại Hà Nội cách đây 28 năm, tôi luôn mong muốn tăng cao trách nhiệm, hiệu quả hơn trong quản lý thực phẩm sạch.

việc lo thực phẩm sạch cho thị trường nội địa cũng có vai trò đặc biệt quan trọng ngoài việc xuất khẩu.

Việc lo thực phẩm sạch cho thị trường nội địa cũng có vai trò đặc biệt quan trọng ngoài việc xuất khẩu.

Dân số Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân, đây là số dân rất lớn bằng 1/6 dân số các nước ASEAN với hơn 600 triệu người. Như vậy, việc lo thực phẩm sạch cho thị trường nội địa cũng có vai trò đặc biệt quan trọng ngoài việc xuất khẩu.

Qua theo dõi nhiều năm nay về thực phẩm sạch đã cho thấy, những yếu tố kỹ thuật thì rất dễ làm, cái khó là cán bộ và con người. Việc kiểm soát bằng QR Code, truy xuất nguồn gốc, camera để kiểm tra người nông dân chăm bón cây trồng, vật nuôi không quá khó. Cái khó là tâm của người làm, nếu không được kiểm soát thì sẽ rất nguy hiểm.

Công nghệ chỉ là phương tiện để đạt được mục đích còn con người mới là yếu tố quan trọng và then chốt. Tôi đã từng chia sẻ với nhân viên ngành thương mại rằng, chúng ta hãy bán hàng như bán cho người thân của mình. Tuy nhiên, câu nói này đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Như vậy, để có thực phẩm sạch thì con người là yếu tố quan trọng. Cho nên, chúng ta phải giáo dục đạo đức, giáo dục sự chia sẻ, giáo dục sự nhân văn. Nếu bán xong lợi nhuận “bỏ túi” sau đó “quên” luôn người tiêu dùng thì sự kỳ vọng về thực phẩm sạch sẽ còn ở rất xa.

Chúng ta không thể hô hào “cần cố gắng”, mà phải dùng kỹ thuật và thể chế để quản lý. Tại Hàn Quốc, họ thiết lập các chuỗi cung ứng ngắn từ sản xuất đến bán lẻ như hộp sữa, cân thịt đi đến đâu đều có người chịu trách nhiệm cụ thể.

Còn ở Việt Nam buôn bán thường theo hình thức “mua đứt bán đoạn”, từ chăn nuôi đến giết mổ, bán buôn, bán lẻ… chỉ cần “sang tay” là xong. Trong khi, tại Na Uy sản phẩm khi đưa ra thị trường phải chịu trách nhiệm đến cùng từ đầu đến cuối.

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Kéo dài thí điểm Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM

>>Đảm bảo an toàn thực phẩm chợ đầu mối

để có thực phẩm sạch thì con người là yếu tố quan trọng.

Để có thực phẩm sạch thì con người là yếu tố quan trọng.

Tôi còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ra một văn bản rất cần thiết nhưng hiện nay đã bỏ. Đó là, người sản xuất và kinh doanh những sản phẩm thiết yếu cho đời sống quốc kế dân sinh của Việt Nam phải chịu trách nhiệm đến cùng về giá cả và chất lượng. Còn hiện nay, sản phẩm sau khi bán xong là “hết trách nhiệm”. Nhưng tại châu Âu, uống một hộp sữa là người tiêu dùng biết hộp sữa này được làm ra từ nông trường nào, con bò số bao nhiêu.

Do đó, muốn có được thực phẩm sạch thì phải phân biệt người làm tốt và người không làm tốt. Hiện nay, người làm tốt vẫn đang bị “lẫn” vào với người không làm tốt. Đơn cử, phạt 5 triệu đồng với người không làm tốt nhưng thu lãi 50 triệu đồng thì họ chấp nhận “chịu” nộp phạt để tiếp tục vi phạm. Điều này cho thấy, người làm sai không thấy “sợ” kỷ cương pháp luật.

Như vậy, chỉ khi nào kỷ cương pháp luật mạnh đến mức khiến những người làm sai không dám làm thì chúng ta mới yên tâm có thực phẩm sạch như tại Singapore. Vì một khi người làm sai vẫn dám làm và thích làm thì mong muốn có được thực phẩm sạch sẽ không thể đến đích một cách nhanh chóng.

Từ thực trạng ở Việt Nam còn tồn tại mô hình buôn bán nhỏ lẻ, kỷ luật, kỷ cương xã hội còn lỏng lẻo, liên kết kém… tôi xin có một số kiến nghị sau.

Thứ nhất, phải tiếp tục sửả, bổ sung một số điều luật trên tinh thần biểu dương những người làm tốt, người không làm tốt cần được xử lý nghiêm. Nếu chỉ dừng lại ở hình thức “phạt vạ” như hiện nay thì 10 năm sau cũng vẫn như vậy.

Thứ hai, thông tin minh bạch. Theo tôi, phải cho chạy trên bảng điện tử tại các chợ về giá, chất lượng, tiêu chuẩn… Hiện nay, giá cả, chất lượng, minh bạch còn có sự chênh lệch.

Phạm trù minh bạch cần hiểu rộng hơn, đơn cử đưa hàng vào siêu thị phải chịu chiết khấu 30% sau đó “đi kèm” với hàng loạt chi phí khác. Đã từng xảy ra tại một siêu thị tình trạng “đòi” 20 triệu đồng phí tạo mã, sau khi thoả thuận xong mới bàn tiếp đến chiết khấu. Việc này dẫn đến câu chuyện “bi hài” miến sạch trong nước bị “đánh bật” ra ngoài siêu thị, còn miến Thái Lan thì đứng “vỗ tay”.

Thứ ba, phải thiết kế các chuỗi cung ứng ngắn, chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm từng đoạn. Ví dụ, ai chịu trách nhiệm con giống, ai chịu trách nhiệm thức ăn chăn nuôi, ai chịu trách nhiệm giết mổ, ai vận chuyển, ai bán lẻ…  Cần công khai toàn bộ các địa chỉ phải chịu trách nhiệm. Vấn đề mấu chốt của minh bạch cho thực phẩm sạch là ở chỗ này.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Kéo dài thí điểm Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM

    20:00, 01/04/2023

  • Giải “bài toán” an toàn thực phẩm cho 100 triệu dân

    01:00, 26/03/2023

  • TP.HCM: Kiểm soát chặt an toàn thực phẩm tại các chợ dân sinh

    01:30, 13/01/2023

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm chợ đầu mối

    04:00, 06/10/2022

  • Chinh phục thị trường Trung Quốc bằng chất lượng và an toàn thực phẩm

    12:16, 28/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kiểm soát thực phẩm sạch từ chính tâm người sản xuất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO