Kiểm toán đứng ra giải quyết tố cáo có phù hợp?  

Nguyễn Việt 24/05/2018 10:26

ĐB Lưu Bình Nhưỡng tranh luận về ý kiến giao cho Kiểm toán Nhà nước thực hiện chức năng giải quyết tố cao của dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), sáng 24/5.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng tranh luận về ý kiến giao cho Kiểm toán Nhà nước để thực hiện chức năng giải quyết tố cao trong phiên thảo luận tại hội trường về một số nội dung của dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), sáng 24/5.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng tranh luận tại hội trường về một số nội dung của dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), sáng 24/5. Ảnh: Nguyễn Việt

Có thể bạn quan tâm

  • Có nên chấp nhận tố cáo qua điện thoại, thư điện tử?

    10:06, 24/05/2018

  • Quốc hội bàn về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi): Yêu cầu xử lý nghiêm trách nhiệm trong công tác phối hợp giải quyết

    09:23, 24/05/2018

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng không đồng tình với quan điểm này và nêu ra 3 lý do.

Thứ nhất, Kiểm toán là cơ quan được thành lập ra với chức năng độc lập về kiểm toán, duy trì kỷ luật, kỷ cương về tài chính, tài sản công. Luật Kiểm toán không quy định cho điều chỉnh các chức năng, và giải quyết tố cáo. Nếu đưa vào thì phải tăng thêm biên chế, tăng thêm nguồn lực và giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan đến đạo luật Kiểm toán.

Thứ hai, nếu giao cho Kiểm toán thực hiện chức năng giải quyết tố cáo thì sẽ bị chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Kiểm toán thuộc Quốc hội, còn các cơ quan khác như Thanh tra Chính phủ thì sẽ như thế nào?

“Tôi chưa hình dung ra việc giao nhiệm vụ cho Kiểm toán thì xảy ra hệ lụy như thế nào về mặt tổ chức nhà nước”, ông Nhưỡng nói

Thứ ba, Kiểm toán cũng có khả năng là đối tượng bị tố cáo. Trong khi Kiểm toán lại đứng ra để giải quyết tố cáo liệu có phù hợp hay không?

Từ 3 lý do nêu trên, ông Nhưỡng đề nghị không quy định giao cho Kiểm toán thực hiện chức năng  giải quyết tố cáo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kiểm toán đứng ra giải quyết tố cáo có phù hợp?  
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO