KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Nới rộng điều kiện hưởng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhỏ

Diendandoanhnghiep.vn VCCI đề nghị xác định đối tượng được hưởng chính sách giảm thuế TNDN, là các doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm không quá 300 tỉ đồng, để tránh “bỏ lọt” những đơn vị gặp khó khăn.

Theo khảo sát nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, tác động của dịch COVID-19 đáng kể nhất là với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Trong đó, nhóm doanh nghiệp tư nhân quy mô siêu nhỏ chịu ảnh hưởng tiêu cực lên tới 87,7%. Doanh nghiệp tư nhân quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa có mức giảm doanh thu trung bình cao hơn so với những doanh nghiệp quy mô lớn, tỷ lệ lao động phải cho nghỉ việc cũng nhiều hơn cả, vào khoảng 40% lực lượng lao động.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, cần được hỗ trợ các chính sách ưu đãi về thuế (ảnh: Internet)

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, cần được hỗ trợ các chính sách ưu đãi về thuế (ảnh: Internet)

Nửa đầu năm nay, trung bình mỗi tháng có 11.700 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, do làn sóng bùng phát lần thứ 4 của dịch bệnh. Tiêu biểu là sự sụt giảm nghiêm trọng giá trị của các chuỗi vận tải, logistics, xuất khẩu trải dài trên toàn quốc.

Một chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định, doanh nghiệp càng nhỏ, càng khó tiếp cận nguồn vốn; thủ tục và điều kiện vay khó khăn, bên cạnh đó là những yếu tố về tiếp cận đất đai, vào khu công nghiệp do không đáp ứng được các điều kiện, cùng các rào cản như tuyển dụng nhân sự, thanh kiểm tra, thủ tục hành chính và vô số các chi phí không chính thức…

Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn ngân hàng đó là: Quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm và khả năng quản lý còn nhiều hạn chế, chất lượng thông tin của các doanh nghiệp thấp, báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy hoặc không qua kiểm toán độc lập; Năng lực sản xuất, kinh doanh cũng còn nhiều hạn chế và các phương án cho doanh nghiệp vay chứa đựng nhiều rủi ro và thị trường tiêu thụ chưa ổn định. Nhất là sau trận càn quét của đại dịch, thì gần như sức khoẻ doanh nghiệp đã suy yếu nếu không muốn nói là hoàn toàn kiệt sức.

Đa phần các doanh nghiệp không đủ tài sản để thế chấp, nếu có thì tính pháp lý vẫn chưa rõ ràng, giá trị đảm bảo thấp. Vì vậy, dù có cách chính sách ưu đãi giảm lãi suất, vẫn khó lòng tiếp cận, trong khi các ngân hàng chủ yếu nhìn vào giá trị tài sản bảo đảm và rất ít hạn mức tín chấp dành cho nhóm khách hàng này”, vị chuyên gia đánh giá.

Chính vì vậy, để kịp thời có giải pháp hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Tài chính đã xây dựng, trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19. Trong đó, đơn vị có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỉ đồng và bị giảm so với tổng doanh thu năm 2019 sẽ được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, mới chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong kỳ tính thuế năm 2020 và năm 2021 thì sẽ không xét tới tiêu chí doanh thu năm nay giảm so với năm 2019.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) năm 2017, một trong những tiêu chí xác định DNNVV là có tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ. Cho nên, theo kiến nghị của VCCI, mức quy định trên chưa thật hợp lý và sẽ loại bỏ một số DNNVV ra khỏi đối tượng được hưởng hỗ trợ.

Để bảo đảm tính hiệu quả của chính sách một cách tối ưu, VCCI đề nghị xác định đối tượng được hưởng chính sách giảm thuế TNDN là các doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm không quá 300 tỉ đồng.

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia tài chính khẳng định, kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đều gặp khó khăn và đóng cửa, sức tiêu thụ hàng hoá giảm sút trong khi chi phí thuê mặt bằng, nhân viên cao, khiến họ phải rời bỏ thị trường. Cho nên, việc ban hành chính sách miễn thuế là rất cần thiết. “Tuy nhiên, cần xem xét nới rộng các điều kiện để doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách một cách công bằng và kéo dài thời gian triển khai. Đã có không ít doanh nghiệp không có doanh thu hoặc ngừng hẳn hoạt động, nên số lượng tiếp cận được chính sách gia hạn thuế TNDN cũng không nhiều”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Nới rộng điều kiện hưởng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhỏ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713462895 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713462895 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10