KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Tận dụng cơ hội để thay đổi cấu trúc kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Chiến lược không COVID đã phát huy tác dụng ở thời điểm đầu, đến giai đoạn dịch bùng phát cần phải thích nghi và với lợi thế đi sau Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng kinh nghiệm của các nước.

Đó là chia sẻ của TS Lê Võ Phương Nga, Giám đốc Quản trị Tài Chính, Ngân hàng đầu tư quốc tế Credit Agricole Pháp với Diễn đàn Doanh nghiệp. Bà Nga cho biết, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 xuất hiện với diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tập trung tại các khu công nghiệp đang tạo ra sức ép lớn đối với Việt Nam trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2021 theo yêu cầu của Quốc hội đề ra cũng như kỳ vọng của các tổ chức quốc tế. 

Đối với Việt Nam hiện nay, điều đầu tiên là bài toán: Mở cửa trở lại – bài toán của sự cân bằng giữa sống chung với dịch và ảnh hưởng kinh tế; không thể chỉ chọn một trong hai, tức là ko thể chờ hết dịch mới mở cửa kinh tế, hay đóng cửa kinh tế để theo chiến lược không COVID bằng mọi giá.

TS Lê Võ Phương Nga nhấn mạnh rằng, chiến lược không COVID đã phát huy tác dụng ở thời điểm đầu, tuy nhiên đến giai đoạn dịch bùng phát này, cần phải thích nghi và với lợi thế đi sau, Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng các kinh nghiệm của các nước. Hãy xem xét các biện pháp áp dụng  ở các nước Âu Mỹ khi xác định sống chung với dịch từ đầu cho tới các điều chỉnh sau này, để có các áp dụng tốt nhất trong thời gian ngắn nhất cũng như những bài học cần tránh cho Việt Nam.

Đồng thời, bà cho rằng những gì thế giới đang trải qua là một cuộc tập dượt để tiến tới một nền kinh tế được đinh hình và khu vực hóa lại, xanh hơn, bền vững hơn. Đây không chỉ là một thông điệp vì môi trường toàn cầu mà có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi các chi phí của việc toàn cầu hóa trở nên đắt đỏ, thì sự dịch chuyển của doanh nghiệp về địa phương hóa là một yếu tố hoàn toàn tự nhiên quyết định về lợi thế cạnh tranh cho  doanh nghiệp.

“Việt Nam có thể đón bắt xu thế này, không chỉ trong nội địa mà với thị trường quốc tế. Các khâu trong chuỗi giá trị được phân chia lại, các công nghiệp dịch vụ như dệt may dược phẩm hay các sản phẩm điện gia dụng đang bắt đầu rất nhanh xu hướng này, dịch chuyển tới nhiều nước thứ 3 khác nhau: Banladesh, Ấn độ, Indonesia… Việt Nam có thể chọn là điểm đến đón bắt xu hướng này” – bà nói.

Tiếp đến, hãy nhìn đại dịch ở góc độ tích cực như một chiếc chổi đang quét đi những mô hình kinh tế không phù hợp và dọn chỗ cho các mô hình kinh tế mới có sức bền. Đối với các doanh nghiệp, tăng “khả năng chống chịu” (resilience) với mọi hoàn cảnh là điều kiện tiên quyết cần phải áp dụng, sau đó mới là các tính toán về lợi nhuận.

Thế giới hậu COVID là một thế giới phát triển về công nghệ và y tế sức khỏe cộng đồng. Đây là 2 mảng mà Việt Nam cần đặc biệt chú trọng để theo kịp đà của thế giới thậm chí vươn lên về vị thế nếu đón đầu được xu hướng. Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội để thay đổi cấu trúc kinh tế, lấy cấu trúc công nghệ để phát triển, đẩy mạnh kinh tế.

Do đó, bà nhấn mạnh “cần hành động ngay để không bỏ lỡ cơ hội mới từ các chuyển dịch của kinh tế thế giới sau đại dịch, đón được làn sóng kích Cầu trở lại khi hết các điều kiện phong tỏa”.

Trong các biện pháp kinh tế kết hợp y tế phòng chống dịch, phải ưu tiên khối doanh nghiệp: Hỗ trợ các giải pháp về thuế và lãi suất cho các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh mới.

Khi vaccine đang là giải pháp duy nhất để ra khỏi khủng hoảng, chính phủ Việt Nam phải đưa ra các biện pháp để đảm bảo sự vận hành cho khối doanh nghiệp: Ví dụ hộ chiếu vaccine cho doanh nghiệp: được đi lại, được sản xuất. Đây chính là chìa khóa của vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng.

Việc hỗ trợ các doanh nghiệp từ Chính phủ quan trọng nhất là để doanh nghiệp để có phương án thay đổi mô hình kinh doanh thích ứng với điều kiện mới. Cần phải thay máu tạo sức mạnh cho lực lượng doanh nghiệp mới.

“Việt Nam cần xây dựng hệ thống tài chính hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và hãy dùng bài học quốc tế để khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp theo xu hướng tìm ra các giải pháp ứng dụng xanh và bền vững, với mô hình mới để thích nghi với hệ quả lâu dài của đại dịch” – TS Nga nói.

Các doanh nghiệp nhất thiết tìm ra giá trị mới thay vì tìm cách làm lại những thành quả cũ. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp tìm ra các cơ hội kinh doanh mới trong thời kì khủng hoảng.

Việc hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc phát triển nền tài chính xanh – bền vững với mức lãi suất thấp cho các ngành ưu tiên: Chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, các giải pháp sáng tạo về bền vững của các doanh nghiệp nhỏ…, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế hậu COVID, đáp ứng những yêu cầu về phát triển bền vững, ổn định xã hội.

“Đây là thời điểm không chỉ có ý nghĩa sống còn cho nội lực của nền kinh tế cho Việt Nam, mà còn quyết đinh cơ hội lợi thế so sánh với các nước trong thời kì hậu COVID của kinh tế thế giới” - TS Lê Võ Phương Nga nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Tận dụng cơ hội để thay đổi cấu trúc kinh tế tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711713877 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711713877 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10