Kiên trì mô hình “Chính phủ kiến tạo”

Diendandoanhnghiep.vn Ở đó, Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển.

“Các cơ quan soạn thảo pháp luật cần cơ chế nhận biết loại bỏ quy định không cần thiết, đảm bảo quyền tự do kinh, chống cài cắm lợi ích, chống chồng chéo pháp luật”. - Đó là phát biểu của ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Hội thảo “Pháp luật Việt Nam đã sẵn sàng cho hội nhập” vừa diễn ra mới đây.

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và ấn tượng.

Thực tế, kinh tế nước ta đã có sự phát triển khá ngoạn mục trong thời gian vừa qua. Nền kinh tế Việt Nam đang thực sự phát triển một cách mạnh mẽ và đầy ấn tượng, chúng ta liên tiếp được đánh giá là một trong những quốc gia tăng trưởng với tốc độ hàng đầu của khu vực và Châu Á, để có được những thành tựu đáng tự hào đó, không thể không nhắc đến những chính sách cải cách kịp thời và đúng đắn ở cả tầm vi mô và vĩ mô.

Tuy nhiên, vấn đề là đất nước ta vẫn chưa trở thành “hổ”, thành “rồng’ như các nước Đông Bắc Á. Nguyên nhân có nhiều, nhưng cơ bản chúng ta đã không có được một bộ máy hành chính, công vụ chuyên nghiệp và tài giỏi để hiện thực hóa chương trình công nghiệp hóa. Cùng với đó là sư chồng chéo luật, tham nhũng vặt thông qua việc cài cắm lợi ích khi làm luật của một bộ phận làm chính sách.

Trưởng ban Pháp chế VCCI dẫn chứng: Có 20 ví dụ điển hình về xung đột về các bộ luật, thông tư như: Luật Nhà ở tại Điều 171.2: yêu cầu thêm các loại tài liệu ngoài các tài liệu quy định tại Luật Đầu tư trong Hồ sơ để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Luật Đầu tư tại Điều 33 quy định các tài liệu trong hồ sơ dự án đầu tư để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và không có quy định về việc các văn bản pháp luật khác được quyền yêu cầu thêm tài liệu trong hồ sơ này…

Có lẽ đây là những khiếm khuyết mà chúng ta phải tập trung mọi nỗ lực để khắc phục. Đồng thời phải kiên trì mô hình “Chính phủ kiến tạo”. Vì ở đó, Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển; Ở đó, Nhà nước không làm thay thị trường và Chính phủ kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi...

Có thể lấy ví dụ như sau cuộc “đại phẫu” cắt giảm gần 700 điều kiện kinh doanh của Bộ Công thương, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi hơn, việc gia nhập thị trường nhanh, ít tốn kém hơn, hoạt động kinh doanh chi phí giảm đi. Niềm tin của doanh nghiệp và thị trường tăng lên, doanh nghiệp có xu hướng mở rộng kinh doanh, tạo ra lợi nhuận để đóng góp cho sự phát triển chung.

Rõ ràng, trong thời gian sắp tới, việc đẩy mạnh và không ngừng cải cách về thể chế, cải cách chính sách và thủ tục hành chính, nghiên cứu thường xuyên và cập nhật mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết và tiếp tục được thực hiện mạnh mẽ hơn.

Vì thế, để trả lời cho câu hỏi “Pháp luật Việt Nam đã sẵn sàng cho hội nhập hay chưa?" Thì trước tiên, chúng ta cần cố gắng không được rơi vào tình trạng bị động trong việc làm luật. Chúng ta không chấp nhận văn bản pháp luật ban hành có nội dung không vì lợi ích của toàn xã hội mà vì lợi ích riêng của một bộ, một ngành nào đó.

Trong đó, Bộ Tư pháp với tư cách là người “gác cổng văn bản pháp luật” phải làm tốt việc thẩm định, chống lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế. “Chúng ta không chấp nhận pháp luật được ban hành có nội dung không vì lợi ích của toàn xã hội mà vì lợi ích riêng của một bộ, ngành nào đó. Bộ Tư pháp phải rút kinh nghiệm và làm gương việc này. Không được cài cắm vào luật những nội dung không vì lợi ích chung mà vì lợi ích riêng của đơn vị, ngành hay một nhóm người nào đó” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói.

Liên quan đến vấn đề làm chính sách, TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khẳng định: “Dù hệ thống pháp luật còn nhiều chồng chéo, nhưng cải cách không nhiều vì đấy là những chỗ có rất nhiều quyền lợi. Vì thế, muốn sửa đổi lại hệ thống pháp luật thì không nên để từng bộ sửa mà phải có 1 nhóm chuyên gia độc lập, phải có sự chỉ đạo của một Phó Thủ tướng. Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp phải đi đầu trong chuyện này”.

Song song, cần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan trong quá trình hoạch định chính sách là vô cùng quan trọng. Trách nhiệm giải trình không phải chỉ của các cơ quan soạn thảo, mà cả các ủy ban chuyên môn của Quốc hội. Chỉ riêng việc minh bạch hóa thông tin trong quá trình hoạch định chính sách, cũng như kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình này đã là một kênh quan trọng góp phần làm giảm động cơ và khả năng tham nhũng của các đối tượng.

Có như vậy mới kiểm soát được lợi ích nhóm có thể len lỏi vào các văn bản quy phạm pháp luật.  Một khi kiểm soát tốt vấn đề trên thì khi đó pháp luật mới trở thành tiền đề, cơ sở cho quá trình hội nhập. Đây cũng là một phần trách nhiệm của Chính phủ kiến tạo phát triển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kiên trì mô hình “Chính phủ kiến tạo” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713524642 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713524642 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10