Kinh doanh liêm chính: "Chìa khóa" thành công và vững bền 

Diendandoanhnghiep.vn Đại dịch COVID-19 có xu hướng gây rủi ro đáng kể cho các hành vi vi phạm đạo đức ở mức độ cao hơn đồng thời gây tác động tiêu cực, tạo rào cản đối với doanh nghiệp để theo đuổi kinh doanh liêm chính.

Sáng nay (28/9), với sự hỗ trợ của Vương Quốc Anh thông qua Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh  công bằng ở ASEAN” của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Phòng Thương  mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với UNDP Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Văn hóa kinh doanh liêm chính: Con đường dẫn tới kinh doanh thành công và  vững bền”. 

Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu và họ thường phải đối mặt với các rủi ro như gian lận, hối lộ trong các giao dịch kinh doanh. Đại dịch COVID-19 có xu hướng gây rủi ro đáng kể cho các hành vi vi phạm đạo đức ở mức độ  cao hơn, đồng thời gây tác động tiêu cực, tạo rào cản đối với doanh nghiệp để theo đuổi kinh doanh liêm chính và duy trì sự thành công trong dài hạn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần hành động chung để giải quyết vấn nạn và xác định các giải pháp nâng cao tính liêm chính trong kinh doanh để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI.

Phát biểu khai mạc diễn đàn ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI đã đánh giá về những thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua. Theo đó, các doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật ngay cả khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; đồng thời, doanh nghiệp còn gặp vô vàn khó khăn như điều kiện làm việc từ xa, giảm lực lượng lao động, giản đoạn kỹ thuật hoặc quá tải do tăng khối lượng công việc. Áp lực đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh, khó khăn trong quản trị lao động, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu,... được xem là các nguyên nhân tác động đáng kể tới đảm bảo tính liêm chính trong kinh doanh. Những sai sót về tuân thủ, hình vi vi phạm đạo đức vẫn còn khá phổ biến.

“Như vậy, tôi cho rằng đã đến lúc, doanh nghiệp cần tìm kiếm những cơ hội trong việc tiết kiệm chi phí kinh doanh, đồng thời chủ động hơn nữa về những giải pháp công nghệ mới cho phép hỗ trợ tăng cường tính tuân thủ trong kinh doanh”, ông Nguyễn Quang Vinh cho biết.

Với doanh nghiệp dù ở quy mô nào, lớn hay nhỏ muốn vượt qua khó khăn hướng tới phát triển bền vững trong dài hạn cần chú trọng tích hợp giá trị kinh doanh liêm chính là nền tảng cốt lõi, bởi liêm chính sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tính tự cường, khả năng chống chọi, thu hút, giữ chân khách hàng, sự quan tâm của các nhà đầu tư chân chính, chiêu mộ nhân tài làm việc tại công ty, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn lớn như hiện nay.

Tổng Thư ký VCCI nhận định, COVID-19 là phép thử cho sức khỏe của doanh nghiệp, đồng thời cũng là phép thử cho tính liêm chính. Điều mà các công ty có thể làm để bảo vệ mình chính là một chương trình liêm chính doanh nghiệp trước sự ứng phó với các thách thức.

“Ở góc độ cá nhân, tôi hiểu rằng liêm chính đơn giản được hiểu là sản phẩm của sự lãnh đạo đúng đắn, sự tuân thủ nghiêm chỉnh luật lệ cũng như những quy định hiệu quả nhằm ngăn ngừa, xử phạt những hành vi sai trái. Liêm chính là nền tảng giúp tương tác giữa các doanh nghiệp và các nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Các doanh nghiệp cũng được khuyến nghị tích cực tham gia một sáng kiến do doanh nghiệp dẫn đầu như Mạng lưới Doanh nghiệp Liêm chính Việt Nam, nhằm cho phép các công ty giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau hợp tác để tăng cường quản trị công ty hướng tới sự bền vững lâu dài”, ông Nguyễn Quang Vinh cho biết.

Ông Nguyễn Quang Vinh cũng cho biết, mình rất tâm đắc với câu tục ngữ Việt Nam: "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Và thực tiễn nghiên cứu trên thế giới cũng đã minh chứng rằng: Mọi nỗ lực cá nhân trong phòng, chống tham nhũng thường ít mang lại kết quả lớn trên diện rộng, nhưng với nỗ lực tập thể sẽ tạo ra nhiều thay đổi tích cực và đạt kết quả.

Ra mắt Tổ cố vấn chuyên môn của Mạng lưới doanh nghiệp liêm chính Việt Nam - VBIN.

Ra mắt Tổ cố vấn chuyên môn của Mạng lưới doanh nghiệp liêm chính Việt Nam - VBIN và danh sách Tổ cố vấn.

Nhân dịp này, Tổ cố vấn chuyên môn của Mạng lưới doanh nghiệp liêm chính Việt Nam - VBIN đã ra mắt lần đầu tiên. VBIN là sáng kiến hành động tập thể đầu tiên do khu vực tư nhân lãnh đạo nhằm thúc đẩy văn hóa kinh doanh liêm chính và tuân thủ để phòng, chống tham nhũng. Sứ mệnh của VBIN là huy động các nỗ lực tập thể của cộng đồng doanh nghiệp với mục đích tuân thủ các quy tắc và quy định liên quan đến kinh doanh liêm chính và xây dựng các thực tiễn kinh doanh liêm chính tốt, từ đó nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đảm bảo tính cạnh tranh và bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. 15 đơn vị bao gồm cơ quan Chính phủ và các doanh nghiệp, cùng 5 chuyên gia đã đăng ký tham gia Tổ cố vấn chuyên môn của VBIN.

“Mặc dù đã ghi nhận những cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn gần một nửa số doanh nghiệp được khảo sát trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam 2020 cho biết đã trả các khoản phí không chính thức,” Ông Patrick Haverman, Phó Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh. “Việc tiếp tục nâng cao tính minh bạch, liêm chính, trách nhiệm giải trình và chống tham nhũng trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi nền kinh tế - xã hội sau COVID-19”.

Ông Haverman nhấn mạnh các yếu tố quan trọng để phục hồi kinh tế thành công, đó là: Kinh doanh liêm chính phải là yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam; Các công ty cam kết liêm chính, minh bạch và đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và bền vững sẽ có khả năng chống chọi tốt hơn với các cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19 và sẽ đạt được thành công lâu dài; và Hành động tập thể là cần thiết để xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính.

Ông Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh: “Một điều mà các công ty có thể làm để bảo vệ chính mình là lấy chương trình nghị sự liêm chính làm trọng tâm khi đối diện với những thách thức. Các doanh nghiệp cũng được khuyến khích tích cực tham gia các sáng kiến do doanh nghiệp làm chủ, như Mạng lưới Doanh nghiệp Liêm chính Việt Nam, nhằm cho phép các doanh nghiệp có thể giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác cùng nhau để tăng cường quản trị công ty tốt hướng tới sự bền vững lâu dài”.

Những thành tựu và thông lệ tốt được chia sẻ tại Diễn đàn là kết quả của 3 năm hợp tác giữa VCCI, UNDP và Chính phủ Vương quốc Anh trong khuôn khổ Dự án Khu vực của UNDP về “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng trong khu vực ASEAN” - Fair Biz - do Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ trong phạm vi Chương trình Cải cách Kinh tế ASEAN. Hơn 800 doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đã được nâng cao kiến thức và kỹ năng để áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp của họ. Bốn công ty đã nhận được hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử hoặc cơ chế kiểm soát nội bộ.

Diễn đàn là một trong những hoạt động chính của Sáng kiến Liêm chính giữa Chính phủ và Doanh nghiệp (GBII) do VCCI và UNDP thực hiện tại Việt Nam trong khuôn khổ Dự án Fair Biz. Dự án này nhằm hỗ trợ tăng cường tính liêm chính và minh bạch của doanh nghiệp, cải thiện pháp luật và chính sách trong phòng chống tham nhũng và tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả ở Việt Nam.

 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh doanh liêm chính: "Chìa khóa" thành công và vững bền  tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711631900 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711631900 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10