Kinh nghiệm quốc tế về chuyển giá và bài học cho Việt Nam

TS. Hà Thị Mỹ Dung, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế- Kiểm toán Nhà nước 29/07/2018 11:03

Chuyển giá đã trở thành đề tài nóng trên thế giới, và cũng là vấn đề đang được Chính phủ và các Bộ, ngành Việt Nam quan tâm, tìm giải pháp phòng chống.

Chính phủ các nước lo lắng bảo vệ hệ thống thuế của mình, đảm bảo đủ nguồn thu để bù đắp các chi phí liên quan nhằm cung cấp dịch vụ công cho người dân. Còn các công ty lo ngại thuế suất quá cao và chính sách thuế khó dự đoán sẽ làm tổn hại đến triển vọng kinh doanh và cả đến lợi ích kinh tế của các nước mà họ đang đầu tư. Việt Nam không nằm ngoài phạm vi của hoạt động chuyển giá cũng như sức nóng của những tranh cãi trên.

Có thể bạn quan tâm

  • “Vốn mỏng” để chống chuyển giá

    06:19, 29/07/2018

  • Kinh nghiệm quốc tế về chuyển gia và bài học cho Việt Nam

    11:27, 28/07/2018

  • Có sự chờ đợi chuyển giao nhiệm vụ cho Ủy ban Quản lý vốn khiến cổ phần hoá DNNN "ì ạch"

    15:08, 25/07/2018

  • “Đau đầu” nạn chuyển giá: Do luật thiếu và yếu?

    07:57, 23/07/2018

  • Nhận diện doanh nghiệp chuyển giá

    05:10, 22/07/2018

Kinh nghiệm của một số quốc gia 

Ở hầu hết các nước, đối với các cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan thuế, sự phức tạp trong quản lý chuyển giá phát sinh ở cả cấp độ chính sách quốc gia, và cấp độ thực hành.

Tại cấp độ chính sách, các quốc gia cần xử lý hài hòa mối quan hệ giữa quyền của quốc gia được đánh thuế dựa trên lợi nhuận thu được của người nộp thuế, vốn được xác định trên cơ sở doanh thu và chi phí phát sinh trong lãnh thổ quốc gia đó với yêu cầu tránh đánh thuế 2 lần đối với cùng một nội dung thu nhập phát sinh do cơ quan thuế của 2 quốc gia thực hiện đối với các giao dịch xuyên biên giới.

Siêu thị Metro từng bị vạch trần hành vi chuyển giá tại Việt Nam

Siêu thị Metro từng bị vạch trần hành vi chuyển giá tại Việt Nam

Tại cấp độ thực hành, cơ quan thuế của các quốc gia đều gặp khó khăn trong việc truy cập các thông tin có liên quan ngoài phạm vi lãnh thổ để xác định tính hợp lý của việc phân bổ chi phí và thu nhập giữa các thành viên liên kết của các tập đoàn đa quốc gia. Việc hoàn thiện các biện pháp chống chuyển giá tập trung vào các xử lý khó khăn sau đây: Tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể, có khả năng rủi ro cao; Quy định phải cung cấp cho cơ quan thuế các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến những chi phí có khả năng chuyển giá (chi phí quảng cáo, khuyến mại, chi phí để tăng cường tiêu thụ sản phẩm, chuyển nhượng thương hiệu, chi phí vốn…); Tăng cường sử dụng cơ chế giá thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA); tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan thuế và các đối tượng nộp thuế giữa các nước đối với hoạt động của các công ty đa quốc gia; tăng mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin, cũng như hoạt động chống chuyển giá của các công ty đa quốc gia…

Tại Ấn Độ đã sửa đổi quy định về các biện pháp chống chuyển giá gồm: Thực hiện cơ chế thỏa thuận giá trước APA về phương pháp xác định giá tính thuế; Áp dụng chế tài xử phạt nặng đối với những doanh nghiệp không cung cấp các thông tin hay tài liệu về các giao dịch kinh tế khi cơ quan thuế yêu cầu; Quy định mức giá/lợi nhuận để xác định giá thị trường của sản phẩm; Đưa ra những cách thức nhằm hình thành hệ thống số liệu theo chuỗi các năm để so sánh, đối chiếu. Đối với các khoản phát hiện, mức phạt khoảng 2% tính trên giá trị hợp đồng đối với một số sai sót cụ thể như không lưu trữ đầy đủ hồ sơ, lập hồ sơ không chính xác…

Trong khi đó tại Indonesia, áp dụng biện pháp ngăn chặn hoạt động chuyển giá căn bản nhất tại quốc gia thực hiện theo hướng dẫn của OECD như so sánh giá thị trường tự do, phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn.

Mặt khác, Indonesia áp dụng mức phạt 2%/tháng tính trên số thuế nộp thiếu bị phát hiện do gian lận qua chuyển giá, mức này sẽ tăng thêm 50% nếu các kiến nghị phản đối bị xác định là sai, và tăng thêm 100% nếu kết quả kháng cáo vẫn được xác định là sai. Thu hẹp các ưu đãi về thuế, hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người, doanh nghiệp nộp thuế để từ đó theo dõi sát sao những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Tại Malaysia đã luật hóa bằng các quy định cụ thể về việc ban hành hai tờ khai về chuyển giá, trong đó một tờ khai dành cho các doanh nghiệp nước ngoài và một tờ khai dành cho các doanh nghiệp trong nước. Trên cơ sở thông tin kê khai, Cục Thuế quốc gia này sẽ xem xét, rà soát liệu có nên thanh tra doanh nghiệp đó hay không. Điểm nhấn đáng quan tâm nhất trong quy định này là Cục Thuế Malaysia muốn thấy ở tờ khai này những thông tin về cấu trúc của tập đoàn, những chi phí mà công ty phải trả như chi phí bản quyền, chi phí quản lý doanh nghiệp, những bằng chứng chứng minh doanh nghiệp có hưởng những dịch vụ đó và trả đúng với những dịch vụ mà doanh nghiệp đã hưởng hay không.

Phương thức xác định các doanh nghiệp có thực hiện chuyển giá hay không được Malaysia áp dụng là so sánh giá thị trường tự do, phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn, phương pháp phân chia lợi nhuận, phương pháp lợi tức thuận từ giao dịch. Mức phạt dao động từ 25-35% số thuế bị phát hiện gian lận. 

Một số nước khác như Tunisia, Pháp, Brazil… ban hành danh sách các thiên đường thuế, đồng thời đưa ra những chính sách nhằm hạn chế việc chuyển giá của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại các thiên đường thuế. Trong đó, Tunisia áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các đối tượng không cư trú tại Tunisia nhưng là đối tượng cư trú tại các thiên đường thuế là 25%, cao hơn so với mức áp dụng với các nước khác (15%). Để phù hợp với xu hướng các nước ngày càng giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, Brazil quy định những quốc gia có mức thuế suất thấp hơn 17% sẽ được coi là thiên đường thuế, thay vì quy định dưới 20% như trước đây.

Trên bình diện toàn cầu, để hạn chế tình trạng tránh thuế quốc tế làm xói mòn cơ sở thu thuế và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã công bố, cập nhật hàng năm "Hướng dẫn của OECD về chuyển giá" nhằm hạn chế hành vi trốn thuế của các công ty đa quốc gia bằng việc khai thác các lỗ hổng và sự thiếu đồng bộ trong các quy định về thuế để làm giảm tối đa phần lợi nhuận chịu thuế hoặc chuyển lợi nhuận sang các địa bàn khác có ít hoặc không có hoạt động kinh tế thực chất, nhưng lại là nơi có thuế thấp hoặc được miễn thuế, nhằm mục tiêu giảm thiểu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Những xu hướng thay đổi trong khung khổ quy định gần đây đặt ra các thách thức và tác động đến việc thanh tra, kiểm toán, kiểm tra chuyển giá có thể kể đến:

Chính sách của Việt Nam

Như vậy, để triển khai công tác thanh tra, kiểm tra hiệu quả để phòng chống hoạt động chuyển gia, có thể rút ra một số bài học sau để áp dụng trong điều kiện Việt Nam:

Thứ nhất, cần nghiên cứu hướng dẫn của OECD để hoàn thiện khung chính sách quốc gia tùy theo điều kiện cụ thể của Việt Nam. Chính sách thuế phù hợp với tình hình trong nước đồng thời đáp ứng với yêu cầu của hội nhập và xu thế chung của khu vực và thế giới (xu hướng của các nước châu Á – Thái Bình Dương những năm gần đây là giảm mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân) đảm bảo mục tiêu công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách và kích thích thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ hai về hệ thống chế tài chống chuyển giá, cần xây dựng một hệ thống chế tài nghiêm minh và tổ chức thực hiện nghiêm túc hệ thống chế tài đối với những hành vi không tuân thủ kê khai về giá chuyển giao khi có giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo thủ tục, trình tự quy định của pháp luật.

Thứ ba về trách nhiệm kê khai thông tin, trong kiểm soát hoạt động chuyển giá, cần đặc biệt chú trọng đến quy định về trách nhiệm kê khai thông tin liên quan về các mối quan hệ kinh tế liên kết, việc xuất trình các tài liệu minh chứng; tạo lập các cơ sở dữ liệu về thông tin thuế, hải quan để so sánh đối chiếu trong nội bộ quốc gia, cũng như tăng cường trao đổi thông tin quốc tế. Đẩy nhanh tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, đảm bảo sự kết nối và trao đổi thông tin tự động giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác.

Thứ tư về đội ngũ nhân lực quản lý có chất lượng, cần chuẩn bị nguồn nhân lực với chất lượng cao nhằm phục vụ cho việc quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn nhân sự này phải được thường xuyên cập nhật kiến thức về kinh tế, kinh nghiệm quản lý kinh tế, kinh nghiệm về hoạt động chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia tại các quốc gia trên thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh nghiệm quốc tế về chuyển giá và bài học cho Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO