Kinh tế ASEAN và Ấn Độ năm 2019 qua những dự báo

Cẩm Anh 28/12/2018 11:00

Khi những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề thương mại và công nghệ cao ngày càng leo thang, các nhà kinh tế ở các nước châu Á tiếp tục cắt giảm triển vọng tăng trưởng.

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản và Nikkei Asia Review đã thực hiện một cuộc khảo sát hàng quý từ 27/11 đến 13/12 để thu thập 40 câu trả lời từ các nhà kinh tế và chuyên gia phân tích ở Ấn Độ và ASEAN5 về triển vọng kinh tế khu vực trong năm 2019.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng mạnh nhất thế giới?

    Kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng mạnh nhất thế giới?

    06:30, 30/01/2018

  • Thương chiến Mỹ - Trung ghìm tăng trưởng kinh tế ASEAN năm 2019?

    Thương chiến Mỹ - Trung ghìm tăng trưởng kinh tế ASEAN năm 2019?

    05:30, 06/12/2018

  • Hai đòn bẩy cho kinh tế ASEAN

    Hai đòn bẩy cho kinh tế ASEAN

    16:00, 28/12/2017

  • ICAEW: Các nền kinh tế ASEAN dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 5%

    ICAEW: Các nền kinh tế ASEAN dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 5%

    04:00, 31/03/2018

Dự báo cho nền kinh tế Ấn Độ - vốn tăng trưởng vững chắc từ 6 đến 8% trong nhiều năm, cũng đã được cắt giảm cho hai giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, nền kinh tế đông dân thứ hai thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 7% trong ít nhất 2 năm tiếp theo. Trong đó, tiêu dùng mạnh cũng như đầu tư là yếu tố động lực. 

Kinh tế Ấn Độ

Kinh tế Ấn Độ được dự báo tăng trưởng chậm lại

Mặc dù vậy, dự báo trong các năm sau 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ sẽ có xu hướng giảm. Việc thắt chặt các điều kiện tài chính, các sự kiện tài chính tiêu cực, ảnh hưởng của việc tăng trưởng toàn cầu cùng các sự kiện chính trị khác trong nước là lý do khiến các chuyên gia thận trọng hơn trong việc đưa ra mức dự đoán.

Bao trùm tất thảy các nguyên nhân là - các kinh tế gia cho rằng, tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại đang dần ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác trong khu vực.

Tiếp đến, dự báo tăng trưởng năm 2019 cho các nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á đã được điều chỉnh giảm 0,1 điểm xuống 4,7% so với khảo sát trước đó vào tháng Chín và thấp hơn 0,2 điểm so với năm 2017. 

ASEAN cũng không ngoại lệ

ASEAN cũng không ngoại lệ

Một trong những nguyên nhân chính đằng sau sự tăng trưởng chậm của các nền kinh tế này được đưa ra là do xuất khẩu có chiều hướng giảm. Nhận định này được đưa ra dựa trên dự báo tăng trưởng cho các chiến lược xuất khẩu ở Thái Lan và Malaysia được điều chỉnh giảm xuống cho cả năm 2018 và 2019.

Kinh tế ASEAN dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ vừa phải trong năm nay và năm tới, đồng thời, tiềm năng trong lĩnh vực tiêu dùng tư nhân dự kiến sẽ bù đắp cho sự chậm lại của xuất khẩu ròng và đầu tư công.

Chuyên gia Wan Suhaimie ở Ngân hàng Đầu tư Kennanga tại Malaysia cho biết: "sự đóng góp tăng trưởng của các lĩnh vực có tương tác với yếu tố nước ngoài đã bắt đầu yếu dần"

Nền kinh tế Indonesia dự kiến sẽ tăng trưởng hơn 5% trong năm 2020, nhưng dự báo cho năm 2019 đã được cắt giảm. Các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng của đất nước này trong năm sau sẽ phụ thuộc vào tiêu dùng khi đầu tư và xuất khẩu giảm nhẹ.

Với nền kinh tế Philippines nhiều khả năng sẽ tăng trưởng hơn 6% trong năm 2020 nhờ nhu cầu nội địa tăng mạnh, nhưng dự kiến vẫn vẫn có sự giảm tốc cho năm 2019. "Nguyên nhân lãi suất tăng sẽ tiếp tục gây áp lực lên tiêu dùng và chi tiêu đầu tư sẽ là yếu tố làm tăng trưởng của Philippines giảm xuống", Jonathan Ravelas của DBO Unibank nhận định. 

Khi được hỏi về những rủi ro có tác động đến tăng trưởng của khu vực này - "mối quan hệ Mỹ - Trung" được các chuyên gia lựa chọn là rủi ro lớn nhất. Có thể thấy, mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đã tạo nên một "đám mây đen" bao phủ lên các quyết định đầu tư và kinh doanh toàn cầu và khu vực.

Bên cạnh đó, đi cùng với những lo ngại về căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là sự gia tăng của "chủ nghĩa bảo hộ" là rủi ro tiếp theo được các chuyên gia tại Singapore và Thái Lan lựa chọn.

Những bất ổn liên quan đến thị trường tiền tệ cũng là mối lo ngại. Sự mất giá của đồng rupiah của Indonesia, đồng peso của Philippines và đồng rupee của Ấn Độ đã tăng tốc trong mùa hè này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế khu vực.

Bên cạnh đó, dựa theo từng đặc thù của mỗi nền kinh tế, các rủi ro sẽ được cảnh báo bằng những cấp độ khác nhau. Ví dụ: Trong khi "tăng giá hàng hóa" là rủi ro lớn nhất ở Ấn Độ, thì "giá hàng hóa giảm" là rủi ro hàng đầu đối với Malaysia.

Ngoài thương chiến Mỹ - Trung, bất ổn nội tại của ASEAN, sự mơ hồ chính sách tiền tệ của Fed cũng tạo ra sự biến động trên thị trường tài chính, kinh tế toàn cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế ASEAN và Ấn Độ năm 2019 qua những dự báo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO