Kinh tế biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Bài cuối)

Diendandoanhnghiep.vn Biển, bờ biển, hải đảo nước ta ẩn chứa nhiều tài nguyên vô cùng quý giá và có tiềm năng lợi thế phát triển trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu vì biển.

>> Kinh tế biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Bài 1)

Muốn làm được vậy thì phải xác định khả năng thực hiện trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay, tránh tình trạng chủ trương chính sách đặt ra quá nhiều dàn trải nhiều lĩnh vực nên nhiều mục tiêu không đạt được làm phát sinh nhiều tồn tại hạn chế trong thời gian dài vừa qua.

Do đó chúng ta cần chú trọng vào một số giải pháp trọng tâm trọng điểm trước mắt nhằm hỗ trợ đặc lực cho Chiến lược phát triển kinh tế biển lâu dài phát huy tốt hơn các ưu thế kinh tế biển trong hội nhập quốc tế.

j

Tập trung nguồn lực đầu tư nâng cao năng lực quan trắc, giám sát, dự báo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Một là, tiếp tục kiểm tra rà soát, sửa đổi bổ sung xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách phát triển kinh tế biển theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với luật pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Đặc biệt là thực hiện Luật tài nguyên, môi truờng biển và hải đảo, đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển và hải đảo; bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững; huy động được tối đa các nguồn lực đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; nâng cao hiệu quả công tác phối họp trong việc kiểm soát ô nhiễm, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Tập trung nguồn lực đầu tư nâng cao năng lực quan trắc, giám sát, dự báo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tổng hợp, đồng bộ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, phục vụ phát triến kinh tế biển nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Hai là, đẩy mạnh việc khai thác khoáng sản ở biển sâu đáp ứng với nhu cầu về nguyên liệu khoáng sản kim loại và năng lượng ngày một gia tăng của nền kinh tế đang phát triển.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát và các hoạt động của nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác khoáng sản.

Đặc biệt là các khoáng sản biển sâu, các bể trầm tích mới như hydrate khí, manganese, hydrocarbon…; gắn việc tìm kiếm, thăm dò dầu khí với điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng các tài nguyên, khoáng sản biển khác, khoáng sản biển sâu, đặc biệt là các khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao, có ý nghĩa chiến lược; nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển gắn với chế biến sâu, kết hợp hài hoà giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển. 

>> Kinh tế biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Bài 2) 

Ba là, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp ven biển thân thiện với môi trường, nhất là các ngành sửa chữa và đóng tàu, lọc hoá dầu, năng lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ...

Đặc biệt là đầu tư xây dựng năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển như, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác; phát triển ngành chế tạo thiết bị phục vụ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, tiến tới làm chủ một số công nghệ, thiết kế, chế tạo và sản xuất thiết bị.

Ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển như dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển… 

Xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống đô thị ven biển có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại theo mô hình, tiêu chí tăng trưởng xanh, đô thị thông minh và từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển. 

Bốn là, đẩy mạnh việc đầu tư hạ tầng phát triển du lịch và dịch vụ biển, khuyến khích cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, du lịch các đảo, vùng biển xa bờ, thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng, các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven biển.

Xây dựng, phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hoá, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới.

g

Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, đa dạng hoá, đa phương hoá.

>> Nam Định: Phát triển kinh tế biển là động lực tăng trưởng kinh tế bền vững

>> Hải Phòng: Phát triển kinh tế biển để mở đường cho đầu tư và du lịch

>> Điện gió ngoài khơi, góp phần phát triển kinh tế biển bền vững

>> Thu hút đầu tư phát triển 6 ngành kinh tế biển

Năm là, phát triển kinh tế hàng hải gắn với dịch vụ hỗ trợ, cứu hộ cứu nạn mà trọng tâm là đầu tư xây dựng, nâng cấp các cảng biển và dịch vụ vận tải biển có quy mô phù hợp đáp ứng với nhu cầu trung chuyển quốc tế, cảng chuyên dùng gắn với các dịch vụ hỗ trợ; xây dựng hoàn thiện hạ tầng logistics và các tuyến đường giao thông, kết nối liên thông các cảng biển với các vùng, miền, địa phương trong nước và quốc tế.

Phát triển đội tàu vận tải biển với cơ cấu hợp lý, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa, tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng vận tải, từng bước gia tăng, chiếm lĩnh thị phần quốc tế.

Đồng thời, với việc tăng cường năng lực tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; đẩy mạnh các hoạt động thám hiểm khoa học; chú trọng công tác giáo dục, y tế biển... Hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân ven biển chuyển đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến biển sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc làm mới ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.

Sáu là, phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản theo phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao; thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẽ, manh mún cũ lạc hậu, tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác tại các vùng biển xa bờ và viễn dương phù hợp với từng vùng biển và khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển đi đôi với thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân.

Thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái sinh nguồn lợi hải sản; nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính tận diệt; hiện đại hoá công tác quản lý nghề cá trên biển; đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Xây dựng một số doanh nghiệp mạnh tham gia khai thác hải sản xa bờ và hợp tác khai thác viễn dương; đầu tư nâng cấp các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến hải sản, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. 

Bảy là, bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai; mở rộng quy hoạch không gian biển quốc gia, thành lập mới các khu vực bảo tồn biển; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái, đặc biệt là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển; bảo đảm tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất liền và biển.

Xây dựng các tiêu chí theo chuẩn quốc tế về môi trường đối với các dự án đầu tư có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao khu vực ven biển, bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu và xử lý hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm.

Đầu tư xây dựng, củng cố lực lượng, trang thiết bị giám sát, cảnh báo tự động về chất lượng môi trường, ứng phó với sự cố môi trường, hoá chất độc hại trên biển, quản lý rác thải biển, nhất là rác thải nhựa; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển.

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, động đất, sóng thần, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là áp dụng các mô hình thông minh có khả năng thích ứng, chống chịu với thiên tai và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; tăng cường các biện pháp phòng, chống biển xâm thực, xói lở bờ biển, ngập lụt, xâm nhập mặn...

Tám là, tăng cường quốc phòng, an ninh và đảm bảo đời sống an toàn cho dân cư vùng ven biển, trên đảo và những người lao động trên biển.

Tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ hiện đại, ưu tiên hiện đại hoá một số quân chủng, binh chủng, lực lượng thực thi pháp luật trên biển; củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân khu vực biển; bảo đảm năng lực xử lý tốt các tình huống trên biển, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển.

Đồng thời, chú trọng phát triển các thiết chế văn hoá cho cộng đồng dân cư biển và ven biển, phát huy bản sắc, những giá trị lịch sử và văn hoá dân tộc, tri thức tốt đẹp trong ứng xử với biển; bảo tồn không gian văn hoá, kiến trúc và di sản thiên nhiên.

Nâng cao nhận thức về biển và đại dương, xây dựng xã hội, ý thức, lối sống, hành vi văn hoá gắn bó, thân thiện với biển; phát huy tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng dân cư vùng biển, ven biển; bảo đảm quyền tiếp cận, tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với biển một cách công bằng, bình đẳng. 

Chín là, mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, đa dạng hoá, đa phương hoá; chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các nước bạn bè truyền thống, các nước có tiềm lực về biển, các nước có chung lợi ích trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là các hoạt động hợp tác biển trong khuôn khổ ASEAN; phối hợp với các nước thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), thúc đẩy ký Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). 

Qua đó tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế và khu vực để phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng vùng biển, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế biển, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và chuyển giao tri thức về biển.

Đồng thời, giúp các nhà khoa học Việt Nam nhanh chóng tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới, góp phần hiện thực hóa các quy định, thỏa thuận và luật pháp quốc tế trên biển giúp Việt Nam tỏ rõ thiện chí của mình trong quá trình hội nhập toàn cầu.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, các lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam đã luôn chủ động phát triển, trên cơ sở chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước các lĩnh vực kinh tế đã chủ động bám sát xây dựng kế hoạch triển khai chiến lược phát triển đồng bộ.

Trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi các lĩnh vực kinh tế biển tiếp tục chủ động hội nhập, phát huy nhân tố nội lực kết hợp với nhân tố ngoại lực để phát triển bền vững, nhất là một số lĩnh vực như thăm dò và khai thác dầu khí, kinh tế hàng hải, đóng tàu và vận tải biển.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Bài cuối) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713302891 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713302891 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10