Kinh tế Nhật Bản: Mặt trời có mọc lại?

Diendandoanhnghiep.vn Chính phủ Nhật Bản công bố vào tháng 2 vừa qua, kinh tế trong quý IV/2018 tăng trưởng 1,4% so với cùng kỳ năm trước.

Dựa trên những triển vọng nhân khẩu học nghèo nàn, cùng tốc độ tăng trưởng không mấy khả quan trong suốt một thiên niên kỷ qua, có lẽ không khó hiểu khi giới quan sát thế giới thường không mấy lạc quan khi đánh giá về tình hình kinh tế của Nhật Bản.

Những nhận định này không phải không có cơ sở. Tăng trưởng kinh tế về cơ bản được thúc đẩy bởi hai yếu tố là quy mô và sự tăng trưởng của dân số đang trong độ tuổi lao động, cùng với đó là năng suất lao động của họ. Khi các yếu tố này được áp dụng cho Nhật Bản, hầu như tất cả các nhà quan sát đều cho rằng nền kinh tế này có thể tăng trưởng - tốt nhất - trung bình 1% theo nghĩa thực trong dài hạn.

Thậm chí kết quả này không tính đến chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã theo đuổi trong gần 20 năm qua. Khi các yếu tố trên cộng hưởng với nhau, thật dễ hiểu khi giới quan sát đã nghĩ đến những kịch bản rất bi quan nếu BOJ chấm dứt Chương trình nới lỏng định lượng (QE).

Nhật Bản đã đạt được tiến bộ đáng khích lệ về sự bền vững môi trường đô thị, có thể được áp dụng cho các thành phố bị ô nhiễm của Trung Quốc và Ấn Độ.

Nhật Bản đã có những tiến bộ đáng khích lệ trong việc phát triển môi trường đô thị bền vững. 

Năm 1989, lần đầu tiên thuế tiêu thụ được đưa ra ở Nhật Bản với tỷ lệ 3% và được nâng lên 5% vào năm 1997, động thái từng dẫn đến Đảng Dân chủ tự do cầm quyền phải chịu thất bại cay đắng trong cuộc tổng tuyển cử vào năm sau. Yếu tố này được cho là đã góp phần khiến kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng giảm phát suốt trong một thời gian rất dài.

Trở lại quyền lực năm 2012 với các chính sách kinh tế được đưa ra nhằm giúp đất nước thoát khỏi tình trạng suy thoái, Thủ tướng Shinzo Abe đã tăng thuế lên 8% vào năm 2014 để giúp hỗ trợ cho chi phí ngày càng tăng trong việc cung cấp an sinh xã hội cho dân số ngày càng lão hóa.

Động thái này một lần nữa khiến người mua sắm thắt chặt hầu bao, đồng thời khiến lạm phát giảm xuống 0%. GDP lần đầu tiên giảm kể từ tài khóa 2009, thời điểm Nhật Bản vẫn quay cuồng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trong khi đó, xuất khẩu của Nhật Bản lại giảm do nhu cầu giảm đối với các linh kiện sử dụng trong điện thoại thông minh như chất bán dẫn và màn hình tinh thể lỏng, thậm chí có thể giảm hơn nữa do đồng yên tăng mạnh, khiến các sản phẩm của Nhật Bản giảm cạnh tranh ở nước ngoài.

Đến lúc này, nội các của ông Shinzo Abe chợt “bừng tỉnh”, và Thủ tướng Nhật Bản đã ban hành chính sách kinh tế Abenomics. Chính sách này giúp giảm giá nhanh đồng JPY, đây được xem là tin tốt đối với các nhà xuất khẩu nước này, khi mang lại sức cạnh tranh lớn hơn tại thị trường nước ngoài và làm tăng giá trị của các khoản lợi nhuận của các doanh nghiệp nước này ở nước ngoài.

Tiếp đó, ông Abe cam kết đưa nền kinh tế vượt qua tình trạng giảm phát kéo dài nhiều năm, vốn gây nên những tác động bất lợi tới chi tiêu tiêu dùng, và ảnh hưởng tiêu cực tới các nhà sản xuất.

Những nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm phục hưng nền kinh tế trong nước sau nhiều năm tăng trưởng ì ạch đã có tác dụng.  Một số những tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản như Sony hay SoftBank được đánh giá là một trong những doanh nghiệp đang có những bước tiến trong kinh doanh ngành công nghệ điện tử - một trong những ngành nghề nổi tiếng tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Tập đoàn Softbank cùng quỹ đầu tư quốc gia Ả Rập Saudi đã lập quỹ đầu tư công nghệ hơn 93 tỷ USD để phát triển trí thông minh nhân tạo (AI), công nghệ robot và ứng dụng di động. Quỹ chung giữa Softbank và Ả Rập Saudi được Chủ tịch Softbank, tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son, cùng Phó Hoàng thái tử Mohammed Bin Salman, người cải cách kinh tế Ả Rập Saudi thành lập.

Quỹ thu hút nhiều sự chú ý hơn khi ông Son gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, hứa tạo 50.000 việc làm ở Mỹ và đầu tư 50 tỉ USD vào nền kinh tế số một thế giới.

Một báo cáo mới đây cho thấy, kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng tháng thứ 74 liên tiếp, ghi nhận chuỗi tăng trưởng dài nhất của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong vòng 1 thập kỷ gần đây. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng mạnh mẽ này là chi tiêu tiêu dùng được cải thiện, cùng với kim ngạch xuất khẩu tăng.

Có thể nhận thấy, bước đi mạnh mẽ của các tập đoàn Nhật Bản đang thu về những kết quả khả quan, nhất là trong vấn đề xuất khẩu của xứ Anh đào. Các chuyên gia kinh tế nhận định, xuất khẩu của Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trưởng, và sản xuất nội địa đi lên cũng có thể kéo theo nhập khẩu tăng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những tập đoàn tại Nhật Bản không thoát được cơn lốc của cuộc cạnh tranh công nghệ đầy khốc liệt. Là tập đoàn tiên phong trên thị trường máy tính xách tay, tivi và các đồ điện tử gia dụng khác, song Toshiba cũng gia nhập vào nhóm các công ty Nhật Bản gặp khó khăn và cần sự trợ giúp từ vốn vay ngân hàng.

Toshiba là “đế chế” cuối cùng còn đủ sức để tồn tại qua cơn bão giảm phát kéo dài hơn hai mươi năm qua. Tuy nhiên, tập đoàn này đã mất thị phần về tay các đối thủ Trung Quốc và Hàn Quốc trong các mảng kinh doanh chủ chốt.

Do đó, để khôi phục hoàn toàn và trở về thời kỳ hoàng kim, các nhà hoạch định chính sách, chính phủ Nhật Bản cũng cần phải đưa ra những kế sách giúp các doanh nghiệp nước này thoát khỏi tình trạng khó khăn như hiện nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế Nhật Bản: Mặt trời có mọc lại? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713485502 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713485502 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10