Kinh tế Trung Quốc "điêu đứng" vì chiến lược zero- Covid

Diendandoanhnghiep.vn Các chỉ số kinh tế của Trung Quốc trong tháng 4/2022 thực sự đáng thất vọng, chủ yếu do quốc gia này thực hiện chiến lược zero-Covid kéo dài.

>> Trung Quốc cảnh giác với biện pháp trừng phạt kiểu phương Tây

Việc thi hành chính sách zero Covid đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc

Chính sách zero- Covid đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc

Cụ thể, chỉ số sản xuất và doanh số bán lẻ của Trung Quốc sụt giảm đáng kinh ngạc, làm gia tăng lo ngại tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ giảm trong quý II.

Dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố cho thấy, sản xuất công nghiệp, một thước đo hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, khai khoáng... của Trung Quốc đã giảm 2,9% trong tháng 4. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020 khi đại dịch bùng phát mạnh ở Vũ Hán.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc cũng tăng cao khi tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đạt 6,1% vào tháng 4, tăng từ mức 5,8% trong tháng 3. Dữ liệu cũng cho thấy những lao động trẻ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, khi tỷ lệ thất nghiệp ở những người từ 16 đến 24 tuổi tăng lên 18,2% - cao nhất từ trước đến nay.

Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ bất ổn chính trị xã hội ở Trung Quốc. Theo ông Larry Hu, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc của Macquarie Capital nhận định: “Việc thực hiện chính sách zero-Covid đã kéo theo hậu quả tiêu cực, trong đó có sản xuất sụt giảm và thất nghiệp gia tăng. Thực trạng này sẽ còn kéo dài trong thời gian tới”.

Trước đó, nền kinh tế Trung Quốc đã có một khởi đầu vững chắc vào đầu năm 2022 khi ghi nhận mức tăng trưởng 4,8% trong quý đầu tiên. Nhưng những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiềm chế đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất trong hai năm qua đã giáng một đòn mạnh vào hoạt động sản xuất của nước này.

Theo tính toán mới nhất của CNN, cho đến nay, ít nhất 31 thành phố ở Trung Quốc vẫn bị phong tỏa toàn bộ hoặc một phần. Trong khoảng thời gian này, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải tạm ngừng hoạt động, bao gồm các nhà sản xuất ô tô Tesla, Volkswagen, nhà máy lắp ráp iPhone Pegatron.

>> Lạm phát Trung Quốc vượt quá kỳ vọng

Nhân viên y tế tại một khu phố bị phong tỏa ở Thượng Hải, Trung Quốc

Nhân viên y tế tại một khu phố bị phong tỏa ở Thượng Hải, Trung Quốc

Zhiwei Zhang, Chủ tịch kiêm nhà kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management, cho biết: “Tăng trưởng GDP quý 2 của Trung Quốc có thể sẽ giảm sâu. Hiện Chính phủ Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc tung ra các biện pháp kích thích mới nhằm ổn định nền kinh tế“.

Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao do phần lớn các hoạt động sản xuất, kinh doanh của quốc gia này bị đình trệ. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, có nguy cơ làm suy giảm mạnh kinh tế toàn cầu. 

Fitch Ratings đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Trung Quốc từ 4,8% xuống 4,3%, thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu chính thức mà chính phủ nước này đặt ra là 5,5%. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Trung Quốc có thể giảm sâu hơn nữa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế Trung Quốc "điêu đứng" vì chiến lược zero- Covid tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713942546 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713942546 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10