Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 4) Dệt may, da giày nhiều tín hiệu khởi sắc

Diendandoanhnghiep.vn Đã có nhiều dấu hiệu tích cực từ thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc khi nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu đến quý III năm nay.

fds

Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 8,46 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.

Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp tháng 5 và 5 tháng đầu năm của Bộ Công Thương chop biết, ngành dệt may, da giày trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước, khi một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dần hồi phục và tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định FTAs đã ký kết và đi vào thực thi. 

Đã có nhiều dấu hiệu tích cực từ thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc khi nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu đến quý III năm nay. Người tiêu dùng Mỹ và châu Âu đã cho thấy nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng như quần áo và giày dép tăng mạnh khi kinh tế được phục hồi do dỡ bỏ dần lệnh phong tỏa.

Chỉ số sản xuất ngành dệt tháng 5 tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2020; ngành sản xuất trang phục lần lượt tăng 2,1% và 12,9%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 8,1% và 21,2%. Tính chung 5 tháng, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 8,1% so với cùng kỳ; ngành sản xuất trang phục tăng 9,1%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12%.

Chỉ số sản xuất ngành da và các sản phẩm liên quan tháng 5 tăng 8,1% so với tháng 4 và tăng 21,2% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng, chỉ số sản xuất của ngành này tăng 12% so với cùng kỳ. Giầy dép da ước đạt 121 triệu đôi, tăng 12,6%.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 12,2 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 60,1%; kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 66,2%. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 8,46 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo vừa công bố của CTCP chứng khoán SSI (SSI Research), điểm sáng của ngành dệt may trong giai đoạn dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, là hầu hết các công ty có đủ đơn đặt hàng để sản xuất đến hết tháng 9/2021.Trước đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) dự báo giá trị xuất khẩu năm 2021 có thể phục hồi về mức năm 2019, đạt 39 tỷ USD, tương đương với mức tăng trưởng 10,6% so với cùng kỳ.

gf

Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 8,46 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.

Theo nhận định của Chủ tịch HÐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường, dịch Covid-19 sẽ tiếp tục có những diễn biến khó lường, trong khi sức cạnh tranh trên thị trường đang ngày càng gay gắt, khốc liệt. Do đó, thời gian tới, ngành dệt may cần thực hiện chiến lược phát triển bền vững, đi đầu trong xu hướng sản xuất "xanh hóa", phát triển theo chiều sâu, gia tăng sản phẩm có giá trị cao, cải tiến công tác quản trị, tái cấu trúc các doanh nghiệp,...

Ðồng thời Vinatex kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lược phát triển ngành đến năm 2030 tầm nhìn 2035, chỉ đạo hình thành các khu công nghiệp dệt may lớn có xử lý nước thải tập trung để thu hút các dự án đầu tư vào khâu dệt nhuộm nhằm đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các FTA, nhất là EVFTA, CPTPP; tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, tiếp tục giảm lãi suất vay dài hạn,... để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, đẩy mạnh phát triển.

Trong năm 2021, nhiều Hiệp định Thương mại tự do được đánh giá là sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho xuất khẩu dệt may Việt Nam, gồm CPTPP, EVFTA và RCEP. Tuy nhiên, để được hưởng lợi từ các hiệp định này, quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” trong CPTPP và “từ vải trở đi” trong EVFTA là một rào cản lớn. Việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc hiện nay khiến cho chỉ một số ít doanh nghiệp có thể tận dụng được ưu đãi thuế quan. Riêng với RCEP, cơ hội có phần dễ dàng hơn khi có Trung Quốc tham gia làm thành viên. Theo đó, các sản phẩm dệt may sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và xuất khẩu đi các nước thành viên RCEP đều sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan.

Câu chuyện về việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ của CPTPP và EVFTA đã có kể từ khi các hiệp định này còn đang trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, đa số các nhãn hàng vẫn chỉ định nguyên liệu từ Trung Quốc do nguồn vải đa dạng và giá rẻ. Dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc gây gián đoạn nguồn cung nguyên liệu đã tạo động lực buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguyên liệu trong nước và cũng có cơ sở để thuyết phục các nhãn hàng sử dụng nguyên liệu trong nước thay vì nhập khẩu.

Do sự khác biệt hoàn toàn trong hoạt động sản xuất ở các khâu se sợi, dệt nhuộm và gia công nên việc mở rộng chuỗi giá trị lên thượng nguồn cần phải có vốn đầu tư lớn và nhiều rủi ro. Thay vào đó, các doanh nghiệp may sẽ chọn cách liên kết với các doanh nghiệp sản xuất sợi và vải để tạo chuỗi khép kín. Theo đó, các dự án liên minh sợi – dệt nhuộm – may sẽ được hình thành trong ngành dệt may Việt Nam. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021: (Kỳ 4) Dệt may, da giày nhiều tín hiệu khởi sắc tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713532832 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713532832 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10