[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Kinh tế Việt Nam “tỏa sáng” 2019: (Bài 1) Động lực đến từ đâu?

Diendandoanhnghiep.vn Tăng trưởng kinh tế ấn tượng năm 2019 là kết quả đã được chuẩn bị từ nhiều năm trước, đáng lẽ nó phải xảy ra sớm hơn.

Kết thúc năm 2019, kinh tế Việt Nam là “hiện tượng” thu hút sự chú ý đặc biệt của giới chuyên môn trong nước cũng như các tổ chức hữu quan quốc tế. Điều đó có lý do, nếu nhìn vào tình hình phức tạp một năm qua.

GDP 2019 tăng trưởng 6,8%, nợ công giảm 8 điểm % GDP so với năm 2016, thương mại tiếp tục thặng dư năm thứ tư liên tiếp. Đây là những kết quả vô cùng ấn tượng trong khi khu vực Đông Nam Á, Đông Á, châu Âu, Nam Mỹ, Trung Đông đối mặt với khủng hoảng.

Để rõ hơn, World Bank (WB) so sánh “Việt Nam chắc chắn vẫn nằm trong số những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trên thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt trên dưới 6,8%, cao gần gấp ba lần so với tốc độ bình quân của thế giới (2,6%), cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với bình quân ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương”.

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu năm 2019

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu năm 2019

Tạm xem thành tựu này là một bí ẩn thú vị, bởi đa số vẫn mù mờ về động lực tạo ra nó. Hay nói cách khác, một nền kinh tế dựa vào gia công, xuất khẩu đang bị tác động mạnh bởi xung đột giữa các nước lớn thì “bí quyết” gì giúp vượt qua khó khăn và tạo ra con số ấn tượng?

Có một điều bất di bất dịch, phải tồn tại trước khi muốn phát triển: WB đã đề cập đến “khả năng chống chịu” của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019.

Trước hết về khả năng xuất khẩu, mặc dù Việt Nam chưa phải là nền kinh tế dịch vụ điển hình, nhưng hệ thống đã biết cách marketing hiệu quả hơn các nền kinh tế dịch vụ hàng đầu khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Hong Kong...

Tất cả những quốc gia trên đều “thấm đòn” thương chiến. Tình hình tại Thái Lan hay Singapore thậm chí còn bi đát hơn, bởi các quốc gia này đang phải đối mặt với khó khăn giảm cầu hàng điện tử xuất khẩu - vốn được xem là xương sống trong nền kinh tế của họ.

Các Ngân hàng Trung ương của Thái Lan và Philippines phải cắt giảm chính sách lãi suất của họ xuống 25 điểm cơ bản - lần lượt còn 1,5% và 4,25%. Ngân hàng Indonesia vào tháng 7 cũng đã giảm lãi suất lần đầu tiên sau gần hai năm.

Ngược lại, Việt Nam là một trong những số rất ít quốc gia tận dụng được cơ hội từ thương chiến. Nhanh chóng lấp chổ trống tại thị trường Mỹ khi hàng Trung Quốc bị đánh thuế la liệt.

Bằng chứng là đến thắng 7 năm 2019, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đạt 32,5 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, đã ứng phó khá hiệu quả khi thị trường Trung Quốc nâng cao tiêu chuẩn nhập khẩu, siêt chặt tiểu nghạch, qua đó tránh được những cú sốc như năm 2018, 2017.

Các thị trường xuất khẩu mới như Bắc Phi, Trung Đông, Đông Âu đã được lựa chọn và phát triển bài bản. Đơn cử như các mặt hàng nông sản đạt 43 tỷ USD xuất khẩu.

Xuất khẩu nông sản tiếp tục đóng vai trò chân trụ của nền kinh tế

Xuất khẩu nông sản tiếp tục đóng vai trò chân trụ của nền kinh tế

Hồi giữa năm nay, tất cả toát mồ hôi hột khi lộ thông tin Mỹ xếp Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ; gây thâm hụt thương mại cho Mỹ; đặc biệt là bị hạch tội “tẩy xuất xứ” cho hàng Trung Quốc trước khi nhập khẩu vào Mỹ. Trong 3 mối lo này, chúng ta đã giải quyết rất ổn được 2.

Vài năm nay, rất nhiều dự báo, báo cáo kinh tế Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi nhìn vào sự bết bát của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các bê bối ở Mobifone, Bộ TTTT, nhà máy gang thép Thái Nguyên...

Nhưng bằng cách nào đó, chúng ta đã vượt qua khó khăn, kịp thời dựa vào chân trụ mới khi rường cột “kinh tế nhà nước” không mang lại kết quả như mong muốn.

Lĩnh vực thủy sản chủ lực nhiều năm trước bị “dính” thẻ vàng tại EU, đã vượt quá thời hạn nhưng Việt Nam không gỡ được. Tất cả điều này cho thấy khả năng thích nghi rất tốt của nền kinh tế.

Động lực tiếp theo đến từ khu vực tư nhân, WB đánh giá là “Chính phủ đã rất đúng khi chú trọng hỗ trợ khu vực tư nhân trong nước”. Tuy nhiên, việc thay đổi tư duy về kinh tế tư nhân đã được chuẩn bị từ nhiều năm trước.

Từ năm 2006, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định: Kinh tế tư nhân là khu vực “có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”.

Đến Đại hội XII của Đảng năm 2016, khu vực kinh tế tư nhân được nhấn mạnh là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Đây là bước tiến quan trọng trong tư duy, quan điểm của Đảng về vai trò của khu vực kinh tế này.

Dưới nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân được quan tâm sâu sắc, đó là các cuộc gặp gỡ, đối thoại, nâng tầm nguyện vọng của doanh nghiệp, doanh nhân thành Nghị quyết 35 về “Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020” lấy thông điệp “Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế” làm nòng cốt.

Động lực quan trọng không kém là các nhà đầu tư nước ngoài, bình quân dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết gần 3 tỷ USD mỗi tháng.

Bên cạnh đó, tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình là một yếu tố ngày càng quan trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP, khi tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh và mức lương tăng lên.

Đầu tư của các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân cũng tăng ở mức 17% so với cùng thời kỳ. Ví dụ như tỉnh nhỏ ở Miền Trung là Quảng Trị, năm 2019 khởi công trên 30 dự án kinh tế tổng số vốn 111.118 tỷ đồng.

Việt Nam đang thành công với một nền kinh tế đối ngoại vững mạnh, tuy nhiên vẫn còn đó rất nhiều “điểm mờ” rất cần được nhận diện và mổ xẻ.

Bài 2: Những bất ổn nội tại

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Kinh tế Việt Nam “tỏa sáng” 2019: (Bài 1) Động lực đến từ đâu? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713577453 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713577453 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10