[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Kinh tế Việt Nam “tỏa sáng” 2019: (Bài 2) Những bất ổn nội tại

Diendandoanhnghiep.vn Vấn đề là ở một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu sẽ ứng phó ra sao khi sức sản xuất nội tại (không phụ thuộc vào FDI) yếu kém?

Bất kỳ nền kinh tế nào cũng có yếu điểm. Việt Nam không ngoại lệ, các chuyên gia, cơ quan hoạch định chính sách đều biết rất rõ. Nhưng không thể thiếu vai trò của báo chí, truyền thông với tư cách là người rung chuông cảnh báo liên tục.

Năm 2019, xuất khẩu đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế đạt 6,8% của Việt Nam, nhưng thử phân tích xem chúng ta xuất khẩu những gì, cơ cấu, tính chất các ngành hàng, mặt hàng ra sao.

Nhìn tổng quan, xuất khẩu năm 2019 chỉ tăng trưởng 8% thấp hơn nhiều so với 13,8% của năm 2018. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm sụt giảm là tấm thẻ vàng thủy sản từ EU.

Nền kinh tế xuất khẩu thường rất bốc khi gặp cơ hội, nhưng xìu rất nhanh khi có biến cố

Nền kinh tế xuất khẩu thường rất bốc khi gặp cơ hội, nhưng xìu rất nhanh khi có biến cố

Từ cuối năm 2017, EU đã rút thẻ vàng với thủy sản Việt Nam, đến nay đã hơn 1 năm nhưng không gỡ được. Chúng ta không ngăn chặn được tình trạng đánh bắt vô phép, không tuân thủ quy định xuất xứ, kích cỡ mắt lưới. Đây là vấn đề thuộc về nhiệm vụ quản trị kinh tế ngành, trực tiếp là Bộ Nông nghiệp.

Đối với chăn nuôi, năm 2019 chứng kiến đợt dịch tả lợn châu Phi, hàng tá kế hoạch, chương trình được ban ra, hàng trăm cuộc họp triển khai nhưng dịch vẫn cứ lây lan từ Bắc chí Nam, thậm chí vượt biển ra tới đảo!

Nói một cách trung thực, ngành Nông nghiệp và các địa phương hoàn toàn bó tay. Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam đối mặt với dịch bệnh, nhưng kinh nghiệm, phương pháp xử lý quá chậm. Lại là một lỗ hổng lớn trong kỹ năng quản trị kinh tế ngành.

Hệ quả của việc này là khủng hoảng giá thịt lợn, giá thấp cũng chết, giá cao cũng chẳng sống nổi. Không còn cách nào khác là mở toang thị trường nội địa cho lợn ngoại nhập.

Đi sâu vào ngành chăn nuôi càng thấy rõ hơn những góc khuất tối tăm: phụ thuộc con giống, vật tư nông nghiệp từ nước ngoài, nhỏ lẻ manh mún đã đẩy giá thành chăn nuôi tại Việt Nam cao hơn mặt bằng chung so với các nước, đó là nguyên nhân cốt tử.

Chủ trương lớn “tàu 67” đánh bắt xa bờ, đúng quy chuẩn coi như chưa thành công khi nhìn vào các tỉnh Miền Trung như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam... Nói rộng ra, đó là khả năng chuyển đổi của ngành nông nghiệp.

Những con tàu 67 vẫn chưa thể giúp ngành thủy sản thay đổi

Những con tàu 67 vẫn chưa thể giúp ngành thủy sản thay đổi

Năm nay, là một năm đầy trăn trở với nông dân Tây Nguyên. Với tư duy làm nông nghiệp kiểu ăn xổi, say bóng thị trường đang là “thủ phạm” gây hại cho người nông dân. Cây hồ tiêu, cà phê như một điển hình bi đát của nông nghiệp Tây Nguyên hiện nay.Có thể bạn quan tâm

Khoảng 30 năm nữa Đồng bằng sông Cửu Long có thể biến mất, đó là một công bố mới của tổ chức khoa học Mỹ, Climate Central. Và chúng ta cũng có thể cảm nhận được điều này: ly nông, ly hương, xâm nhập mặn, thiên tai, nhân tai...

Mặc dù đạt được một số thành tựu, tuy nhiên, nền công nghiệp nước ta thời gian qua phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ yếu phát triển theo các mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững, phụ thuộc.

Tái cơ cấu các ngành công nghiệp thực hiện còn chậm; Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp, chậm được đổi mới, nhất là đối với các doanh nghiệp công nghiệp trong nước.

Năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp còn thấp, kém xa các nước khác trong khu vực và châu lục. Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế.

Đặc biệt là sự ì ạch của công nghiệp phụ trợ, chưa theo kịp yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Sự kiện ASANZO rùm beng trong năm 2019 một lần nữa cho thấy Việt Nam còn thiếu rất nhiều giá đỡ để xây dựng ngành công nghiệp giàu chất xám.

Tư duy về phương thức vận hành của một thương hiệu, sản phẩm trong xu thế hiện nay đang còn thiếu. Ở chổ, OEM hay VAR thông qua câu chuyện ASANZO và cũng là điểm chung của nền công nghiệp đậm đặc gia công như hiện nay.

Ở một khía cạnh khác, như đánh giá của WB, “doanh nghiệp tư nhân hoạt động ở Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều trở ngại, nhất là khó khăn trong huy động nguồn tài chính dài hạn”.

Dẫn lại câu chuyện ở “thành phố đáng sống” Đà Nẵng, chưa năm nào các vụ kiện tụng giữa doanh nghiệp và chính quyền xảy ra nhiều như thế. Nó cho thấy nhiều điều.

Phải chăng những bất đồng mâu thuẫn âm ỉ bấy lâu nay giờ mới phát tác? Hay là đã đến lúc doanh nghiệp và chính quyền buộc phải dắt tay nhau ra tòa khi không còn êm ấm bằng những cái bắt tay dưới gầm bàn?

Những mắc mớ với chính quyền dẫu sao cũng không quá khó để tháo gỡ, nhất là khi Chính phủ có cái nhìn rất cầu thị với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, trên đã “nóng”, dưới không thể “lạnh”.

Thiếu vốn - hay cơ hội tiếp cận tài chính đối với doanh nghiệp cũng là vấn đề được WB chú ý trong nền kinh tế Việt Nam. Thị trường vốn lành mạnh, sẽ là nền tảng cho sự thịnh vượng của Việt Nam trong tương lai.

“Xử lý những hạn chế về huy động tài chính cho doanh nghiệp cần nhận được sự quan tâm cao nhất của các nhà hoạch định chính sách nếu Việt Nam muốn tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bao trùm hướng tới trở thành quốc gia thu nhập cao trong những thập kỷ tới”, đây là khuyến cáo của ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả ở khu vực Đông Á, thị trường cổ phiếu và trái phiếu hoạt động tốt có thể giúp huy động vốn cho sản xuất kinh doanh trong nước, bổ sung cho nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng và đa dạng hóa các nguồn huy động vốn.

Điều này cũng góp phần nâng cao khả năng chống chịu của toàn bộ hệ thống tài chính nhờ đảm bảo thanh khoản sâu hơn và đa dạng hóa được rủi ro.

Mặc dù các thị trường vốn ở Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm qua, nhưng vẫn còn nhỏ so với Thái Lan và Malaysia lần lượt ở mức từ 1,5 đến 2 lần, và vẫn chủ yếu do một vài tổ chức lớn chi phối, bao gồm cả Chính phủ.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 và những năm về trước về cơ bản theo chiều rộng, tức là vẫn mô hình xuất khẩu, gia công, lao động giá rẻ, hiệu suất sử dụng vốn thấp (chỉ số ICOR).

Vấn đề của một nền kinh tế chưa hẳn là tăng trưởng mà quan trọng hơn là sức cạnh tranh, tạo ra các giá trị theo chiều sâu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Kinh tế Việt Nam “tỏa sáng” 2019: (Bài 2) Những bất ổn nội tại tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713897914 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713897914 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10