Kinh tế Ý - ASEAN chung tầm nhìn

TS VŨ TIẾN LỘC - CHỦ TỊCH PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 07/06/2019 15:14

Sự kiện Đối thoại Cấp cao về Quan hệ Kinh tế giữa Ý - ASEAN lần thứ 3 do Việt Nam là nước chủ nhà với mục tiêu tăng cường quan hệ chính trị và chiến lược giữa các tổ chức và công ty của Ý và ASEAN.

Đối thoại Cấp cao về Quan hệ Kinh tế giữa Ý ASEAN lần đầu tiên được tổ chức tại Jakarta năm 2016. Đây là sáng kiến giữa Tổ chức Ngôi nhà Châu Âu – Ambrosetti, phối hợp với Hiệp hội Ý ASEAN đưa ra. Đối thoại lần 2 diễn ra thành công tại Singapore năm 2018. Với sự tham gia của Thủ tướng Cộng hòa Ý Giúeppe Conte, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó Tổng Thư ký ASEAN cùng hơn 500 các quan chức cấp cao và doanh nghiệp đại diện các nước ASEAN và Cộng hòa Ý, Đối thoại lần 3 đã được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện trên càng có ý nghĩa hơn khi Việt Nam chuẩn bị đảm nhận vị trí Chủ tịch ASEAN vào năm sau.

p/Thủ tướng Ý Giuseppe Conte (thứ hai từ trái sang), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI và ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký ASEAN tại phiên khai mạc Đối thoại cấp cao về quan hệ kinh tế Italy - ASEAN lần thứ ba.p/

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte (thứ hai từ trái sang), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI và ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký ASEAN tại phiên khai mạc Đối thoại cấp cao về quan hệ kinh tế Italy - ASEAN lần thứ ba.

Enrico Letta - Chủ tịch hiệp hội Italy – ASEAN:

Italy luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác chiến lược song phương Italy – Việt Nam và mối quan hệ đa phương Italy – ASEAN, trong đó Việt Nam. Dự kiến sẽ có nhiều các dự án xúc tiến thương mại cũng như tăng cường dòng vốn đầu tư của Italy vào Việt Nam trong thời gian tới để làm bàn đạp cho các doanh nghiệp Italy hiện diện mạnh mẽ hơn nữa tại thị trường tiềm năng ASEAN này.

Nền kinh tế Italy và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng. Điều này sẽ tạo thuận lợi hơn, dễ dàng và nhanh chóng hơn cho các doanh nghiệp Italy thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam:

Các doanh nghiệp Ý trong ngành da giày có nét tương đồng với doanh nghiệp Việt Nam về quy mô khi cũng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, về trình độ công nghệ đang có độ chênh khi Ý đang sở hữu trình độ công nghệ cao về thuộc da, áp dụng tự động hóa trong sản xuất, trong khi doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sở hữu nhiều thiết bị hiện đại.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần quan tâm đến việc đầu tư công nghệ, sản xuất các dòng sản phẩm công nghệ cao khi chi phí nhân công cũng đang có xu hướng tăng. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp nhận các công nghệ cao từ doanh nghiệp Ý, đặc biệt là trong ngành da giày.

Tương đồng và tương hỗ

Đối thoại này là một diễn đàn hiệu quả nhằm tăng cường các cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng giữa Italy và các nước ASEAN. Đối thoại nhằm tăng cường quan hệ chính trị và chiến lược giữa các tổ chức và công ty của Ý và ASEAN. Đối thoại cung cấp cho các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế của Ý và ASEAN những cách tiếp cận sáng tạo và ý tưởng định hình chiến lược của mỗi bên.

Có thể bạn quan tâm

  • Phó Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam-Italy mở rộng hợp tác

    00:00, 07/06/2019

  • Chính phủ Italy coi Việt Nam là đối tác hàng đầu ở Đông Nam Á

    00:02, 06/06/2019

  • Thủ tướng Việt Nam và Italy nhất trí đưa kim ngạch thương mại lên 6 tỷ USD vào năm 2020

    16:30, 05/06/2019

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón tiếp, hội đàm với Thủ tướng Italy

    13:53, 05/06/2019

  • Đại sứ Italia muốn sớm mở đường bay thẳng Việt Nam-Italy

    19:18, 01/04/2019

  • Nâng cao hợp tác Việt Nam - Italy trong bối cảnh mới

    14:26, 19/12/2018

  • Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Italy liên tục "lao dốc"

    00:28, 23/11/2018

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN và Ý tới tham dự sự kiện này sẽ chắp thêm những nhịp cầu bền chặt nhất, gắn bó giữa các quốc gia ASEAN và Ý với nhau. Đây chính là những chủ thể quan trọng nhất trong công cuộc giao lưu hợp tác giữa các thương hiệu “Made in Italy” và “Made in ASEAN”.

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Cộng hòa Ý và các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đang bước vào một giai đoạn giai đoạn phát triển quan trọng. Ý là nền sản xuất lớn thứ hai và là nền kinh tế lớn thứ ba của của khu vực đồng Euro, là nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới, một đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của ASEAN tại EU.

  Việt Nam có thể là một cửa ngõ quan trọng của các doanh nghiệp Ý đến với thị trường ASEAN, và kết nối thị trường ASEAN với Trung Quốc.

ASEAN, nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, là một khu vực kinh tế địa chính trị quan trọng của Ý nói riêng và EU nói chung. Nền kinh tế ASEAN và Cộng hòa Ý có nhiều điểm vừa tương đồng vừa tương hỗ cho nhau và có chung tầm nhìn về phát triển bền vững. Trong hành trình tái cấu trúc các nền kinh tế ASEAN định hướng tới một thế hệ công nghệ thông minh hơn, bao trùm hơn, nhân văn hơn và thân thiện với môi trường hơn thì Cộng hòa Ý và các doanh nghiệp Ý là một trong những đối tác có tiềm năng lớn nhất.

Vai trò của Ý với ASEAN và ASEAN với Ý không chỉ là phép cộng của hai thị trường 630 triệu dân của ASEAN và 61 triệu dân của Ý. Mà Ý và ASEAN đều có thể trở thành cửa ngõ của nhau để thâm nhập thị trường EU và thị trường toàn cầu rộng lớn thông qua các hiệp định thương mại tự do trong đó có các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà cả Ý, ASEAN và các nước thành viên ASEAN đang nắm giữ.

Chung tay thúc đẩy quốc tế hóa doanh nghiệp

Đặc biệt, việc hợp tác hơn nữa giữa Ý và các nước ASEAN trên các lĩnh vực thúc đẩy tự do thương mại, thúc đẩy nền kinh tế số, và nền kinh tế tuần hoàn. Chúng tôi cũng mong muốn Ý và ASEAN sẽ cùng chung tay xây dựng các nền tảng để thúc đẩy việc quốc tế hóa các doanh nghiệp, vừa, nhỏ, và siêu nhỏ (M-SME), và đưa các doanh nghiệp đó vào chuỗi cung ứng có trách nhiệm toàn cầu. Chính sự phát triển sáng tạo, bao trùm và hiệu quả của khu vực này sẽ định hình sinh kế của hàng trăm triệu người dân và tương lai các nền kinh tế của chúng ta.

Trong quan hệ hợp tác giữa Ý và ASEAN, Việt Nam có vai trò quan trọng. Việt Nam là bạn bè thân thiết, là đối tác tin cậy của cả hai bên. Việt Nam có thể là một cửa ngõ quan trọng của các doanh nghiệp Ý đến với thị trường ASEAN, và kết nối thị trường ASEAN với Trung Quốc – một không gian đầy tiềm năng của các cơ hội kinh doanh mới.

Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi, có quy mô dân số trên 100 triệu người trong tương lai gần, có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Cả Ý và ASEAN là đối tác chiến lược của Việt Nam. Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN. Việt Nam đang sở hữu 12 FTAs trong đó có FTAs thế hệ mới. Việt Nam đang tiếp tục đàm phán các FTAs khác, và đang hoàn tất Hiệp định thương mại tự do với EU. Chúng tôi tin rằng, sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU được ký kết, phê chuẩn và đi vào thực thi, sẽ tạo ra những động lực mới cho quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Cộng Hòa Ý, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập ASEAN ngày càng đi vào chiều sâu.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều diễn biết bất ổn khó lường, tăng cường hợp tác Việt Nam-ASEAN-Ý trên cơ sở tương đồng về tầm nhìn, tương hỗ về năng lực, chia sẻ về trách nhiệm, cùng thắng về lợi ích, bền vững lâu dài, sẽ giúp tạo ra điểm tựa an lành cho tất cả các bên.

7 chữ vàng cho đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Tại “Đối thoại Cấp cao về quan hệ kinh tế Italy - ASEAN lần thứ ba”, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đã đưa ra định nghĩa mới cho tinh thần đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam. VIỆT NAM – WE MEAN BUSINESS (VIỆT NAM – MỘT ĐỐI TÁC TIN CẬY VÀ GIẦU TIỀM NĂNG TRONG KINH DOANH). Có bảy chữ vàng trong từ Việt Nam. Như bảy sắc cầu vồng, mỗi chữ đều có một ý nghĩa đặc biệt.

V (Vast potential market) với ý nghĩa thị trường tiềm năng rộng lớn. Không chỉ bao gồm 95 triệu người, Việt Nam còn sở hữu tầng lớp trung lưu phát triển nhanh chóng. Đồng thời là nơi kết nối tới các thị trường lớn trên thế giới như ASEAN, châu Âu, châu Mỹ thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại tự do.


I (Investment friendly environment) mang ý nghĩa môi trường đầu tư thân thiện. Trong những năm qua, chính phủ Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư công khai, minh bạch, là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư ngoại. Theo xếp hạng của World Bank, Việt Nam đã nâng vị trí xếp hạng từ 107 lên 69 trên thế giới. "Với phương châm và chính sách coi thành công của những nhà đầu tư nước ngoài là thành công của chính chúng tôi. Việt Nam đang phấn đấu để trở thành một trong ba nền kinh tế có năng lực cạnh tranh về thể chế về môi trường kinh doanh hàng đầu trong khu vực ASEAN".

E (Entrepreneurial nation) là tinh thần khởi nghiệp sáng tạo. Việt Nam là đất nước có tinh thần kinh doanh mãnh liệt. Theo mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu, Việt Nam đang xếp thứ 4 trong 56 nền kinh tế được xếp hạng, cho thấy khối doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng phát triển và lớn mạnh, đi kèm với cơ hội hợp tác đầu tư lớn cho doanh nghiệp Italia.

T (Transparent and pro-active government) là chính phủ kiến tạo và minh bạch. Lãnh đạo việt nam luôn quan tâm đến doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc tạo dựng môi trường đầu tư công bằng, minh bạch.

N (Numerous, young and creative labourers) mang ý nghĩa lực lượng lao động sáng tạo, trẻ trung và dồi dào. Việt Nam đang sở hữu trên 50% dân số thuộc độ tuổi dưới 35. Điều này cho thấy lực lượng trẻ của Việt Nam rất dồi dào; là ước mơ đối với các nền kinh tế.

A (Attractive geo-economic location) mang ý nghĩa địa thế kinh tế chính trị hấp dẫn. Việt Nam là điểm kết nối giữa ASEAN đồng thời là điểm kết nối tài chính gần nhất đối với các nước trong khu vực như Thượng Hải, Singapore, Thái Lan. Bên cạnh đó, sự di chuyển của dòng vốn về phía nam của các nền kinh tế phương Bắc cũng đang có xu hướng dịch chuyển đến Việt Nam

M là Massive opportunity, cơ hội to lớn. Việt Nam đang ưu tiên thu hút những nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực rất quan trọng như công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao.. trong lĩnh vực về du lịch.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế Ý - ASEAN chung tầm nhìn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO