Kỳ II: Doanh nghiệp không muốn “sớm nở, tối tàn”

Ngọc Thái 14/02/2018 05:00

Chủ trương khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng CNC được tỉnh Nghệ An quan tâm, ưu tiên phát triển. Thế nhưng, có một thực tế đang trở thành “rào cản” đối với doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực hiện nay đang gặp phải đó là cơ chế chính sách, thủ tục đầu tư, hoạch định tầm vĩ mô…của các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự rõ nét.

Hiện nay, Nghệ An đang chỉ đạo các cấp, ngành khẩn trương xây dựng, thẩm định đề án và quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì. Theo đánh giá của người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An thì sắp tới đề án này được triển khai sẽ mang lại bức tranh nông nghiệp địa phương tươi sáng hơn.

Trên thông, dưới tắc

Hiện nay, Nghệ An đang chỉ đạo các cấp, ngành khẩn trương xây dựng, thẩm định đề án và quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì. Theo đánh giá của người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An thì sắp tới đề án này được triển khai sẽ mang lại bức tranh nông nghiệp địa phương tươi sáng hơn.

Đặc biệt, nhiều chủ trương, chính sách về ưu tiên cho doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân khi xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC sẽ được triển khai đồng bộ. Đây cũng là đề án nhằm cụ thể hoá hơn cho quyết định số 23/2015 ngày 23/5/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư dự án công nghệ cao.

Nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC hiện nay đang “đói” cả vốn lẫn đất đai để mở rộng vùng nguyên liệu

Nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC hiện nay đang “đói” cả vốn lẫn đất đai để mở rộng vùng nguyên liệu

Ông Nguyễn Xuân Đường – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết: Với thế mạnh về nông nghiệp như đất đai, tài nguyên, nhân lực dồi dào sẽ là một trong những yếu tố để Nghệ An đón làn sóng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Tỉnh Nghệ An cũng cam kết sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp hợp tác, đầu tư vào các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC trong thời gian tới.

Nhìn chung, về chủ trương, chính sách, cùng với Trung ương, tỉnh Nghệ An cũng sẽ tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi đầu tư vào lĩnh vực này.

Thế nhưng, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp khi triển khai đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng CNC đều gặp khó về thủ tục thuê đất, nguồn vốn ưu đãi…

Có một thực tế đang tồn tại hiện nay đó là mặc dù doanh nghiệp đã được Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định chấp nhận chủ trương đầu tư nhưng khi tiến hành thủ tục thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường…doanh nghiệp phải “gõ cửa” các Sở, ban ngành hàng năm trời.

Điều này cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi đã bỏ vốn hàng tỷ đồng để chọn mua con giống, máy móc để triển khai hoạt động nhưng vướng vào các thủ tục trên nên đành “dậm chân tại chỗ”.

Thực trạng “trên thông, dưới tắc” ở Nghệ An đang gây khó đối với không ít doanh nghiệp khi tiến hành khảo sát, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng CNC hiện nay.

Trải lòng của doanh nghiệp

Thực tế, chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được thuê đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đang được tỉnh Nghệ An ưu tiên nhưng khi làm thủ tục thì lại vướng giải phóng mặt bằng, quy hoạch chồng chéo, cơ sở chưa thống nhất được chủ trương… Vấn đề này đang trở thành rào cản lớn trong vấn đề sở hữu đất đai để ổn định tâm lý, tư tưởng canh tác lâu dài của doanh nghiệp.

Đặc biệt, để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này đang phải vay thế chấp với ngân hàng với lãi suất rất cao.

Ông Phan Xuân Diện – Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ khoa học công nghệ Nông nghiệp Thành An cho biết: “Khi Chính phủ có chủ trương ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp, chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị để tập trung hoàn thiện chu trình sản xuất cà gai leo từ khâu chọn giống đến đóng gói sản phẩm. Với công nghệ như vậy, doanh nghiệp phải bỏ ra gần 4 tỷ đồng để thực hiện sản phẩm trà dược liệu cà gai leo tung ra thị trường. Sản phẩm làm ra đến đâu bạn hàng tiêu thụ đến đó.

Tuy nhiên, do chưa được tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi nên doanh nghiệp đang phải huy động bìa đất gia đình, người thân để thế chấp ngân hàng với số vốn rất khiêm tốn, chưa đủ để đầu tư phát triển đại trà.

Ngoài ra, khi tiến hành lập dự án quy hoạch xin được thuê đất thì doanh nghiệp không được ưu tiên như chủ trương của cấp trên. Đất không có để nhân rộng vùng nguyên liệu, doanh nghiệp phải thuê lại của dân trong tâm thế rất bấp bênh”.

do chưa được tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi nên doanh nghiệp đang phải huy động bìa đất gia đình, người thân để thế chấp ngân hàng với số vốn rất khiêm tốn, chưa đủ để đầu tư phát triển đại trà.

Do chưa được tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi nên doanh nghiệp đang phải huy động bìa đất gia đình, người thân để thế chấp ngân hàng với số vốn rất khiêm tốn, chưa đủ để đầu tư phát triển đại trà.

Còn ông Ông Phan Văn Hòa  - Giám đốc Công ty TNHH KHCN Vĩnh Hòa thì cho rằng, cách đây 10 năm về trước, khi nhà nước có chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là điều rất khó.

Thế nhưng, vài năm trở lại đây, trước diễn biến của kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này với quy mô, nguồn vốn hàng trăm tỷ đồng. Với lợi thế về đất đai, nhân lực như tỉnh Nghệ An thì doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, để phát triển bền vững thì cơ chế quản lý, định hướng vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp rất cần nhà nước quan tâm hơn nữa.

Ngay như doanh nghiệp của ông Phan Văn Hoà, khi đầu tư sản xuất giống lúa gạo thảo dược (lúa tím) sản phẩm được thị trường tiêu thụ rất mạnh. Khi doanh nghiệp tiến hành hợp đồng với nông dân ở các tỉnh như Quảng Trị, Quảng Bình…gieo trồng giống lúa gạo thảo dược nhưng chưa được sự quan tâm của cấp chính quyền. Chính vì vậy, sản phẩm người nông dân làm ra không đạt chất lượng khiến doanh nghiệp bị thiệt hại về đơn hàng, đối tác…

Các doanh nghiệp cũng cho rằng, cơ chế quản lý thị trường, bảo hộ sản phẩm cho ngành nông nghiệp ứng dụng CNC hiện nay cần được quan tâm hơn nữa. Bởi trên thực tế, nhiều loại nông sản “bẩn”, không nguồn gốc xuất xứ, phá giá thị trường vẫn được bày bán tràn lan mà không bị xử lý một cách dứt điểm khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.

Đây cũng là tâm tư, nguyện vọng của các doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC ở Nghệ An hiện nay.

Mặt khác, vấn đề làm thủ tục để được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhiều doanh nghiệp cho rằng tình trạng phải “bôi trơn” ở các cửa tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hiện nay đang tồn tại. Doanh nghiệp không chấp nhận cơ chế này thì sẽ rất dễ rơi vào điệp khúc chờ đợi từ tháng này qua tháng khác. Hoặc theo kiểu “Luôn luôn lắng nghe nhưng còn lâu mới làm” vô hình chung tạo ra thắng phanh kìm hãm sự phát triển của ngành nông nghiệp ứng dụng CNC của tỉnh nhà.

Kỳ III: Cần xác định từng mục tiêu cụ thể

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kỳ II: Doanh nghiệp không muốn “sớm nở, tối tàn”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO