Kỳ vọng gì vào mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc?

Cẩm Anh 18/12/2018 07:11

Trong vài năm nay, các nền kinh tế ASEAN đã là "bánh răng" quan trọng trong chuỗi sản xuất khu vực mà đích đến là Trung Quốc.

các nền kinh tế ASEAN đã là bánh răng quan trọng trong chuỗi sản xuất khu vực mà đích đến là Trung Quốc.

Các nền kinh tế ASEAN là bánh răng quan trọng trong chuỗi sản xuất khu vực mà đích đến là Trung Quốc.

Thời cơ từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Quan hệ ASEAN -Trung Quốc bắt đầu từ quá khứ, Trung Quốc là nước đầu tiên ký hiệp định thương mại tự do với khối vào năm 2002, và là đối tác đối thoại của ASEAN từ năm 1991. Trong bối cảnh xung đột thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN phải được xem xét từ hai góc độ hoặc hai khoảng thời gian khác nhau.

Theo Chaipat Poonpatpibul, chuyên gia kinh tế trưởng của Phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), trong ngắn hạn, các nền kinh tế ASEAN sẽ bị ảnh hưởng khá lớn do mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa họ và Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Thương chiến Mỹ - Trung ghìm tăng trưởng kinh tế ASEAN năm 2019?

    05:30, 06/12/2018

  • ASEAN quan trọng thế nào trong thế kỷ 21?

    04:30, 15/11/2018

  • ASEAN trong "bàn cờ" Mỹ - Trung

    04:39, 14/11/2018

  • Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33: Đẩy mạnh hợp tác đa phương

    17:58, 13/11/2018

Đông Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn các thành phần sản phẩm cho Trung Quốc, và các ngành công nghiệp trong ASEAN vốn phụ thuộc vào điều này sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại một khi hàng hóa thành phẩm của Trung Quốc xuất khẩu phải chịu mức thuế cao hơn.

Ngoài ra, nếu nền kinh tế Trung Quốc chậm lại do chiến tranh thương mại, các công ty có trụ sở tại ASEAN xuất khẩu hàng hóa thành phẩm sang Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nhưng về lâu dài, có những cơ hội nảy sinh cho ASEAN từ cuộc chiến thương mại. Đó là việc chuyển dịch các ngành công nghiệp từ Trung Quốc sang ASEAN.

“Mặc dù vẫn còn nhiều điều không chắc chắn và sẽ cần thời gian để các công ty thích nghi và di dời sản xuất, một điều khá rõ ràng là một vài quốc gia, như Việt Nam, có thể hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại” - Poonpatpibul nói. Việt Nam đã sẵn sàng tiếp nhận các ngành công nghiệp đang tìm cách dịch chuyển - tiền lương tại Việt Nam vẫn thấp hơn đáng kể so với Trung Quốc và chất lượng lao động cũng rất tốt.

Thậm chí, theo chuyên gia này, về mặt sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn, Việt Nam có đội ngũ lao động phù hợp để các công ty chuyển dịch trong dài hạn. "Bên cạnh đó, với dân số gần 100 triệu người, đây cũng là một thị trường lớn cho hàng hóa thành phẩm", ông giải thích.

Lĩnh vực chính mà ASEAN và Trung Quốc nên phối hợp trong những năm tới là đầu tư. Một lĩnh vực khác thường được nói đến là kết nối. Nhưng liệu sáng kiến "Vành đai, Con đường" (BRI) sẽ giúp liên kết Trung Quốc và ASEAN chặt chẽ hơn?

Điều này càng quan trọng hơn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay bị thống trị bởi xu hướng bảo hộ thương mại và công nghệ. Nếu hai bên có thể tăng cường mối liên kết vật lý, điều đó có thể tạo nền tảng cho mối quan hệ song phương bình đẳng giữa hai bên.

Những rào cản khó xóa bỏ

Tuy nhiên, bất chấp chất xúc tác từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, có một thực tế khó có thể phủ nhận rằng khi Trung Quốc bước vào kỷ nguyên mới như một siêu cường đầy tham vọng, mối quan hệ nồng ấm của họ với ASEAN đã nhanh chóng hạ nhiệt.

Mặc dù ASEAN có ít sự e ngại hơn với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, với thương mại đạt 515 tỷ USD trong năm nay, các quốc gia thành viên của khối đã ngày càng lo lắng về tầm ảnh hưởng ngoại giao và quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Sự thân thiện của những năm 1990 và 2000 đã nhường chỗ cho căng thẳng đến mức ngột ngạt, được châm ngòi bởi phát biểu của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Yang Jiechi trong Diễn đàn khu vực ASEAN tháng 7 năm 2010 tại Hà Nội.

“Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là các nước nhỏ và đó là thực tế”, ông nói. Đối với Đông Nam Á, phát biểu đó không khác nào là là một điềm báo.

Trọng tâm của tranh chấp là Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ vùng biển, bất chấp những phản đối của Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.

Mặc dù các tuyên bố của Bắc Kinh không phải là mới, nhưng vị thế của nó đã thay đổi đáng kể từ năm 1978. Đã qua thời của câu thần chú “che giấu sức mạnh, chờ đợi thời điểm” của Đặng Tiểu Bình. Trung Quốc bây giờ công khai phô trương sức mạnh của mình, đơn cử bằng việc bồi lấp và mở rộng các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông.

“Bên trong Trung Quốc, có một quan điểm gốc rễ sâu sắc và mạnh mẽ về quyền của Trung Quốc ở Biển Đông”, Li Mingjiang, giáo sư địa chính trị tại trường S. Rajaratnam School of International Studies, nhận xét:

“Những quan điểm này có mặt ở khắp mọi nơi, trong giới tinh hoa chính trị - xã hội và trong cộng đồng. Điều này có nghĩa là rất khó để Trung Quốc thực hiện những thay đổi cơ bản đối với các yêu sách của mình ở Biển Đông”.

Mặc dù ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất một văn bản để đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, thì đó mới chỉ là khởi đầu của các cuộc đàm phán dự kiến sẽ kéo dài và khó khăn. Vấn đề Biển Đông sẽ tiếp tục là một trở ngại trong quan hệ song phương giữa ASEAN và Trung Quốc, trừ khi một bộ quy tắc ứng xử đầy đủ có thể được chính thức hóa để cung cấp một cơ sở pháp lý cho các giải pháp trong tương lai.

Với sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài như Mỹ, có thể sẽ tiếp tục ngăn cản quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong một thời gian dài. Bắc Kinh có thể nỗ lực hết sức để phát triển quan hệ với các nước ASEAN, nhưng vấn đề Biển Đông có thể sẽ tạo ra giới hạn trần cho các mối quan hệ song phương.

Sự đeo bám như vậy tác động đến cả sáng kiến "Vành đai, Con đường". Ngày càng có nhiều hoài nghi rằng sự giúp đỡ kinh tế từ Trung Quốc là một bẫy nợ ngoại giao nhiều hơn là sự viện trợ phát triển.

Sau 40 năm, Trung Quốc và Đông Nam Á dường như đã quay trở lại thời điểm của mối quan hệ không thoải mái giữa hai bên, dao động giữa hợp tác và cảnh giác thực. Nhưng Trung Quốc ngày nay không giống với trường hợp như năm 1978, và ASEAN biết điều đó. Và chất xúc tác từ đối đầu thương mại Trung - Mỹ cũng là một điều kiện có thể làm nên sự khác biệt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kỳ vọng gì vào mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO