Kỳ vọng giảm tiếp giá xăng, dầu

Diendandoanhnghiep.vn Tính đến nay, giá xăng dầu ở thị trường Việt Nam đã có 19 lần điều chỉnh chủ yếu là tăng giá.

>>Hạ giá xăng, dầu bằng cách nào?

Với giá ở thời điểm cuối tháng 7/2022, giá bán lẻ xăng, dầu vẫn cao hơn thời điểm đầu tháng 1/2022 từ 2.500đ đến 3.600đ/lít, với dầu Diezen còn chênh lệch cao hơn khoảng 5.000đ/lít.

việc tăng giá xăng dầu đã có nhiều tác động đến sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp và đời sống tiêu dùng của nhân dân. Ảnh: Quốc Tuấn

Việc tăng giá xăng dầu đã có nhiều tác động đến sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp và đời sống tiêu dùng của nhân dân. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Xăng dầu từ đầu năm do giảm thuế nên đến nay mặc dù giảm trên 6.000đ/lít, nhưng so với số tăng gần 11.000đ/lít, kỳ vọng của doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn còn muốn giảm tiếp, bởi còn dư địa ở việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT, nhập khẩu.

Vẫn còn dư địa giảm thuế

Chính vì vậy mà giá hàng hoá trên thị trường tháng 7/2022 hầu như chưa giảm, thậm chí một số mặt hàng còn tăng lên, như thịt lợn, thịt bò…

Chúng ta đều biết, việc tăng giá xăng dầu đã có nhiều tác động đến sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp và đời sống tiêu dùng của nhân dân.

Về sản xuất, có thời kỳ 50% tàu cá phải “nằm bờ” vì thua lỗ, chi phí sản xuất hàng công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp… tăng cao, năng lực cạnh tranh về giá của hàng hoá bị suy giảm. Chi phí xăng dầu chiếm 3,5% tổng chi phí sản xuất xã hội.

Còn về người tiêu dùng thì sao? Nhiều mặt hàng từ tháng 2 và 3/2022 đã bắt đầu tăng giá làm nhiều đợt do giá xăng dầu tăng lên.

Thấp nhất 5%, cao nhất đến 15-20%, thậm chí cao gấp rưỡi, gấp đôi. Điều đó làm cho đời sống sinh hoạt các gia đình bị “teo tóp” khó khăn nhiều bề.

Những hệ quả của hơn 2 năm đại dịch đã làm cho họ nay lại càng khó khăn hơn gấp bội. Có thể nói tổng quát, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, là “lương thực” của sản xuất kinh doanh dịch vụ và đời sống của người dân, không thể không sử dụng và tiêu dùng.

Mỗi một sự biến động tăng giá với biên độ lớn đã làm ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ đối với toàn xã hội. Mặc dù sau nhiều ý kiến đề nghị của các chuyên gia, đại biểu Quốc hội, các nhà quản lý thì đã có những đợt giảm thuế đối với mặt hàng này.

Tuy nhiên, thời gian giảm đã bị chậm so với kỳ vọng phải giảm ngay từ tháng 2 và 3/2022. Chính vì vậy, giá hàng hoá đã bị đẩy lên, nay muốn giảm trở về mức trước là rất khó khăn.

Với nhiều lý do, như cần có độ trễ, phải giảm tiếp thuế phí, giá xăng dầu đã xuống phải giữ được ổn định ít nhất từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp sản xuất cũng cần phải bù đắp những thua lỗ khó khăn trong 6 tháng đầu năm vừa qua.

Nhận định 6 tháng cuối năm

Ngày 25/7, cả giá dầu Brent và WTI đều “khởi động” tuần giao dịch mới với tư thế “tăng tốc”. Dầu WTI vượt 95 USD/thùng, dầu Brent lên mức 104 USD/thùng.

Có thời kỳ 50% tàu cá phải “nằm bờ” vì thua lỗ. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Có thời kỳ 50% tàu cá phải “nằm bờ” vì thua lỗ. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Những yếu tố làm giảm giá xăng dầu không được chắc chắn và ổn định, đó là nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt mặc dù cũng có lúc khôi phục lại sản lượng khai thác.

Những biến động địa chính trị thế giới giữa Nga và Ukraine vẫn đang tiếp tục chưa có điểm dừng. Sự hồi phục kinh tế thế giới nhất là của Trung Quốc, EU… chưa bền vững.

Nhu cầu dầu thô cho cuối năm chắc chắn sẽ tăng lên do thời tiết giá lạnh. Những quyết định tăng lãi xuất của Fed có tác động không nhỏ đến giá dầu của thế giới.

Từ tình hình trên cho thấy, sản xuất và tiêu dùng thế giới cũng như tại Việt Nam còn phụ thuộc rất lớn vào sự tăng giảm của giá xăng, dầu trong những tháng cuối năm và những năm tiếp theo.

Điều này đòi hỏi sự điều hành của chúng ta cần chủ động và linh hoạt hơn để đảm bảo ổn định mặt hàng chiến lược này cho sản xuất và đời sống.

“Bài toán” đặt ra cho xăng, dầu

Việt Nam cần chủ động nguồn cung xăng, dầu từ sản xuất trong nước và nhập khẩu. Thay bình ổn giá bằng tiền, nhà nước cần đầu tư gấp kho dự trữ xăng dầu quốc gia đủ lớn để chủ động điều tiết giá cả mỗi khi có biến động lên xuống.

Chi phí xăng dầu chiếm 3,5% tổng chi phí sản xuất xã hội. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Chi phí xăng dầu chiếm 3,5% tổng chi phí sản xuất xã hội. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Tổ chức chuỗi cung ứng xăng, dầu hiệu quả, giảm chi phí phục vụ đắc lực cho xã hội. Bỏ và giảm ngay các loại thuế không phù hợp làm ảnh hưởng đến giá xăng, dầu trong nước cao một cách vô lý như hiện nay.

Trước mắt, ngay trong cuối tháng 7, Quốc hội cần quyết định giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT nhập khẩu để xăng, dầu về mức 20.000-22.000đ/lít tạo điều kiện cho sự hồi phục phát triển sản xuất kinh doanh và giảm bớt khó khăn cho đời sống tiêu dùng xã hội.

Đó là những việc cần làm ngay với “bài toán” xăng, dầu từ nay đến cuối năm, nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Các bộ, ngành không nên “bỏ lỡ” thời cơ giảm thuế một lần nữa, phải lấy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp làm mục tiêu phục vụ của mình, không chỉ lo nguồn thu ngân sách một cách cơ học, mà phải đóng góp tích cực hiệu quả cho sự phát triển nhanh và bền vững của các doanh nghiệp và đời sống tiêu dùng của nhân dân.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kỳ vọng giảm tiếp giá xăng, dầu tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713953331 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713953331 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10