Hoá đơn tiền điện dường như chạy quá nhanh so với tốc độ tăng lương tối thiểu (tăng 7,2% từ 1,39 - 1,49 triệu) so với tăng 8,36% giá cơ sở về lý thuyết, thực tế, hoá đơn có thể tăng đến 70%.
Lại càng nóng lên nữa khi các forum bị dẫn dắt vào các tranh luận sai trọng tâm.
1. CÁC VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC BÓC TÁCH, TRÁNH TRỘN LẪN
Trở lại câu chuyện, Bộ Công Thương chọn đúng thời điểm vào hè để tăng giá điện 8,36%, gây ra những băn khoăn. Chúng ta cần tách biệt một số chuyện với nhau, nếu không sẽ bị dẫn dắt sai & đi đến lầm lạc trong ấm ức, mà không lý giải được.
Thứ nhất, (1.1) Tăng giá điện, (1.2) Cách thức thức hiện, (1.3) Lộ trình, (1.4) Cơ sở tăng giá là bốn vấn đề khác nhau.
Thứ hai, (2.1) Sản xuất; (2.2) Truyền tải; (2.3) Kinh doanh/ Bán điện là ba vấn đề khác nhau;
Thứ ba, chỉ riêng vấn đề 2.1 (Sản xuất điện) để lý giải việc gần đây có ít nhà máy điện được khởi công, thì chỉ duy nhất dựa vào cái gọi là giá bán điện (không phủ nhận yếu tố này. Nó là thành tố của Interest) là chưa đầy đủ.
Một nhà đầu tư khi đi đến quyết định đầu tư họ đứng trước 7 nhân tố tác động (ROCCIPI), chứ không phải duy nhất là Interest (giá cả, lợi nhuận). Ví dụ, yếu tố P - Process/ Thủ tục có dễ không? Chi phí chạy thủ tục là bao nhiêu? Sẽ đổ vào giá điện bán cho dân hết; nhà đầu tư thì kiểu gì họ cũng phải có lãi? Nếu luật chơi nặng tính độc quyền (bằng Process phức tạp); thiết lập ra điều kiện gia nhập thị trường rất cao (Oppotunitiy) thì thị trường sẽ mang tính bảo hộ & độc quyền rất cao.
* Về kỹ thuật tạo ra rào cản gia nhập thị trường thật cao, để cản trở các tay chơi khác gia nhập thị trường thì chúng ta nên đọc lại vụ 100.000 vỏ bình gas.
P/S: Sau gần 2 năm duy trì điều kiện vô lý này, dưới áp lực báo chí, Bộ Công Thương hiện nay đã bãi bỏ.
Khi các đại án đang diễn ra ở PVN, TKV, EVN thì các tay chơi này chững lại, mà luật chơi chưa thay đổi, thì sân chơi yên ắng là điều dễ hiểu; không nhất thiết phải là do giá bán điện không còn hấp dẫn. Hiện tại vẫn có một số nhà đầu tư, ít nhất là từ Hàn Quốc đang tìm cách M&A lại một số nhà sản xuất (vì họ rất ngại Process xin phép xây dựng, đầu tư từ đầu).
Vì vậy yếu tố Process & Oppotunity cần đc phân tích.
* Về quyền lực chéo:
Để phân tích toàn diện, tìm ra câu trả lời thấu đáo, phương án tối ưu cần phân tích tổ hợp: 4 + 3 + 7 vấn đề đồng thời; vượt qúa phạm vi bài viết nhỏ này. Tôi chỉ đi vào một vấn đề duy nhất mà công chúng Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội trải nghiệm, vì vậy không hiểu và dễ bị lừa: Truyền tải.
Có thể bạn quan tâm
11:29, 07/05/2019
02:55, 07/05/2019
00:14, 07/05/2019
2. TÁCH BẠCH TRUYỀN TẢI & CUNG ỨNG (VẤN ĐỀ 2.2)
Để cho dễ hiểu, chúng ta cứ tạm hình dung:
Đường truyền tải điện giống như quốc lộ; sản xuất, cung ứng điện như là hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng; hàng hoá phải chạy trên “đường quốc lộ” mới đến được với người tiêu dùng.
Bạn thử hình dung, giả sử nếu có một công ty vận tải có tên là TVN (Transport VN), họ xây đường quốc lộ, đồng thời cung ứng hàng hoá cho toàn thị trường Việt Nam; toàn thứ hàng hoá thiết yếu. Rồi họ đặt ra luật chơi với ba điều khoản:
(a) Ai muốn sử dụng đường quốc lộ để mua hàng thì đều phải mua hàng của TVN với giá do ông anh tao quyết định;
(b) Ai muốn bán hàng ở Việt Nam thì không được bán lẻ, phải bán sĩ lại cho TVN với giá thoả thuận với TVN;
(c) Ai không đồng ý mua, không đồng ý bán với điều kiện trên thì có quyền lựa chọn Không có hàng/ Không bán được hàng, vì quốc lộ là độc nhất; có tiền, muốn xây cái thứ hai cũng không được vì ông anh sẽ không cấp phép cho quý vị
(* Xem phần bên dưới, để hiểu việc hình thành 2 hệ thống truyền tải điện chạy song song là không thể xảy ra).
Không cần hình dung trừu tượng, xa xôi, cứ phân tích việc cung cấp internet độc quyền tại các toà nhà chung cư (đặc biệt tại khu vực Phú Mỹ Hưng - giá cao gần gấp 3 lần thị trường) thì chúng ra sẽ vô cùng dễ hiểu; sau đó up scale Phú Mỹ Hưng (100.000 dân) lên 1000 lần thì ra giá bán độc quyền của TVN.
Để tránh hiện tượng Transport VN nêu trên, có hai cách:
Thứ nhất, xây nhiều hệ thống quốc lộ, truyền tải điện song song, cho nó cạnh tranh với nhau để giảm giá. Cách này hoàn toàn lảng phí về kinh tế đối với quốc gia giàu, bất khả thi đối với quốc gia nghèo. Vì vậy, không ai làm theo cách này cả. Do đặc trưng này, hệ thống truyền tải/ quốc lộ còn đc gọi là "độc quyền tự nhiên" (by economic natutre).
Thứ hai,
(a) Coi việc cung cấp dịch vụ giao thông, dịch vụ truyền tải điện là “hàng hoá công cộng đặc biệt” thuộc nghĩa vụ của nhà nước. Nhà nước phải sử dụng ngân sách ra để xây dựng; Nhà nước được phép thu phí dịch vụ theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, đối với bên sử dụng đường quốc lộ/ truyền tải điện/ Internet để “bán hàng” để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng “đường quốc lộ”/ “truyền tải điện quốc gia”.
(b) Nhà nước ban hành quy định xử lý (từ xử phạt hành chính/ rút quyền tham gia thị trường/ áp dụng trách nhiệm hình sự) đối với hành vi “ngăn sông/ cấm chợ”, đối với các tổ chức cung ứng hàng hoá (sản xuất, bán điện) nếu họ cản trở quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng về bên bán điện/ bên bán hàng trên cùng hệ thống hạ tầng giao thông/ truyền tải điện quốc gia.
(c) Thiết lập hệ thống thị trường hàng hoá cạnh tranh/ thị trường bán đến từng hộ gia đình một cách cạnh tranh.
Ở Đức và Châu Âu nói chung, cái ổ cắm điện trên tường nhà căn hộ năm này sang năm khác không có gì thay đổi; nhưng nhà cung cấp điện (bán điện) thông qua cái ổ cắm đó thì có thể thay đổi sau 15’ khi chủ nhà quyết định mua điện của đối thủ cạnh tranh bằng cách chấm dứt hợp đồng mua với nhà cung cấp cũ (ví dụ TVN) sang nhà cung cấp mới (ví dụ I MAKE YOU COOL), còn dễ hơn là thay sim điện thoại. Hệ thống thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ở Đức cho phép mỗi hộ gia đình (chính xác là cá nhân người sở hữu/ thuê căn hộ) có thể mua điện từ bất kỳ nhà cung cấp nào ở Châu Âu, chứ ko giới hạn lại ở biên giới quốc gia.
(d) Hệ thống này dẫn tới các hệ quả.
*(D1) Nhà đầu tư phát điện vẫn có lãi, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường;
*(D2) Các nhà cung ứng phải tìm mọi cách để cắt giảm chi phí, cạnh tranh tồn tại, chứ không phải là đưa chi phí xây dựng bể bơi, sân Tennis vào giá bán điện như TVN đã từng bị kiểm toán chỉ ra;
*(D3) Người dân được hưởng lợi, người Đức có thời điểm mua điện với giá ấm/ tức sử dụng điền còn được nhà cung ứng trả thêm tiền;
*(D4) Cơ chế định giá điện linh hoạt theo giờ (không nhất thiết phải rẻ, phải thấp ở mọi khung giờ, mọi mùa, mọi lĩnh vực hoạt động) vẫn đủ thúc đấy ý thức tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong dân tộc Đức.
Việt Nam luôn phát huy đặc thù, không chọn cách nào trong cách trên, mà:
(A) Coi quốc gia mình là đặc thù, là giống người khác người;
(B) Trói Truyền tải và Bán lẻ điện vào một (*bằng quan hệ ownership giữa EVN với Tổng Công Ty Truyền Tải);
(C) Không cho phép người dân thoả thuận mua điện trực tiếp từ các nhà cung ứng cạnh tranh;
3. GIẢI PHÁP?
Nếu:
3.1. Tách truyền tải & cung ứng hoạch toán độc lập thì chỉ riêng “truyền tải” mới phải gánh “nhiệm vụ chính trị”/ bù lỗ (và thuộc bổn phận của Nhà nước - tổ chức đã nhận tiền của dân thông qua thuế - không phải của EVN, hay bất kỳ bên cung ứng nào). Khi nhà nước đã chịu trách nhiệm về “truyền tải”, thì bán điện chạy trên cáp đồng ở miền núi & cáp đồng chạy ở thành thị là giống nhau; nhà cung cấp không thể lấy lý do “nhiệm vụ chính trị”/ “bù lỗ”/ “nhân đạo” để biện minh cho việc tăng giá bất minh.
(P/S: Nếu chi phí thi công, vận hành đường truyền tải đã do nhà nước đứng ra gánh vác, khi đó hao hụt điện, mà bên cung ứng điện bị tổn thất, bên cạnh việc bị ăn cắp, thì do phát nhiệt trên đường dây: Q = Rx I2 (= Điện trở x Bình phương cường độ). Điện trở (R) phụ thuộc chất lượng đường dây & khoảng cách truyền tải, chứ không phụ thuộc ở cuối đường dây là 1 hộ gia đình hay 10 hộ gia đình; không phải điện trở (R) ở bản nghèo thì sẽ cao hơn điện trở (R) ở đô thị nữa). Lúc đó bên bán điện, không thể đổ vấy là do chi phí cung cấp điện ở miền núi cao, nên phải nâng giá ở đồng bằng để bù đắp.
3.2 Tách việc truyền tải & cung ứng; nhà nước chỉ cần thiết lập “Gía trung tâm & Biên độ tham chiếu đủ rộng, ví dụ đến 15%” thì việc tăng hay giảm giá sẽ do người dân và từng nhà cung ứng đàm phán; không còn lý do để ca thán nhà nước; niềm tin của dân sẽ tự động được thiết lập bằng cơ chế minh bạch này; mùa hè sẽ bớt oi bức bởi giá điện mát hơn.
3.2. Tách việc, sản xuất, truyền tải, kinh doanh (bán lẻ điện) ra làm ba thì sẽ cho phép ra đời các sàn giao dịch năng lượng, các công ty chuyên về thương mại (marketing, thiết kế chính sách giá, khuyến mại cho từng loại khách hàng; đàm phán mua điện quốc tế từ Lào, Thái, Cam, Trung Quốc...). Muôn vàn gỉai pháp công nghệ, mô hình thương mại mới sẽ ra đời để chiều lòng khách hàng.
Công ty bán lẻ điện không nhất thiết phải sở hữu một nhà máy sản xuất điện nào cả, tựa hồ như cách mà Bộ TTTT vừa làm đối với I-Telecom (Nhà mạng ảo)