Lãi vay còn dư địa giảm

HÀ ANH 11/04/2021 11:00

Dù áp lực lạm phát đang tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại trong tương lai, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng các ngân hàng vẫn còn dư địa giảm thêm lãi vay.

Cơ sở để các ngân hàng tiếp tục giảm thêm lãi vay là hầu hết các ngân hàng vẫn đặt mục tiêu lãi lớn năm nay. Và kết quả kinh doanh quý 1 cũng đã phần nào cho thấy điều này.

 Lợi nhuận quý 1/2021 của nhiều ngân hàng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Đvt: Tỉ VND

Lợi nhuận quý 1/2021 của nhiều ngân hàng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Đvt: Tỉ VND

Ngân hàng tiếp tục lãi lớn

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tiếp tục gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế. Thế nhưng, hầu hết các ngân hàng đều đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận khá lớn trong năm nay. Dẫn đầu vẫn là Vietcombank với mục tiêu lợi nhuận năm 2021 đạt 25.200 tỷ đồng; VietinBank đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng 16-18%; MSB và VIB cùng đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng 30%, lên tương ứng là 3.820 tỷ đồng và 7.500 tỷ đồng…

Trên thực tế, những thông tin hé lộ về kết quả kinh doanh quý I của không ít ngân hàng đều ghi nhận con số lợi nhuận tăng trưởng rất ấn tượng. SSI ước tính lãi trước thuế quý I của nhóm ngân hàng niêm yết được nghiên cứu sẽ tăng từ 55% - 65% so với cùng kỳ năm 2020.

Sao không giảm lãi vay?

Điều đáng chú ý là đóng góp chủ yếu vào con số lợi nhuận khủng của hầu hết các ngân hàng vẫn là từ tín dụng. Theo một chuyên gia ngân hàng, việc tín dụng phục hồi tích cực cộng thêm biên lãi vay (NIM) cải thiện tích cực (hiện ở mức cao kỷ lục 4%, trong khi mức thông thường trước đây 3,5%) do lãi suất huy động giảm nhanh hơn lãi vay, giúp tăng đáng kể lợi nhuận của các nhà băng.

Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng nợ xấu do tác động của COVID-19 không lớn như dự báo, trong khi nhiều ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro dư thừa khá lớn. Đây thực chất cũng chính là lợi nhuận hay của để dành của các ngân hàng. Nếu tính cả số này thì lợi nhuận của các nhà băng còn khủng hơn nữa.

Đáng chú ý Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN cũng có quy định hỗ trợ rất lớn cho các ngân hàng. Theo đó, đáng ra các ngân hàng phải trích lập đủ dự phòng rủi ro theo đúng phân loại thực tế của các khoản nợ. Tuy nhiên theo Thông tư 03/2021/NHNN, các ngân hàng chỉ phải trích lập dự phòng rủi ro theo nhóm nợ được giữ nguyên; còn phần chênh lệch so với cách tính trên, các nhà băng được phép trích lập dần trong vòng 3 năm, tức đến cuối năm 2023 mới phải trích đủ. Quy định này đã giảm khá nhiều áp lực tài chính, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Mặt bằng lãi suất vẫn ở vùng thấp lịch sử

    Mặt bằng lãi suất vẫn ở vùng thấp lịch sử

    11:00, 07/04/2021

  • Sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho doanh nghiệp

    Sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho doanh nghiệp

    20:19, 31/03/2021

  • Nhu cầu tín dụng tăng, lãi suất khó hạ

    Nhu cầu tín dụng tăng, lãi suất khó hạ

    05:30, 30/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lãi vay còn dư địa giảm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO