Làm gì để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn?

Hằng Thy 23/01/2020 11:05

Đến năm 2030, Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

Mục tiêu này vừa được Chính phủ đưa ra trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.

Miền Trung có nhiều địa điểm du lịch hàng đầu Việt Nam

Một trong những địa điểm du lịch hàng đầu Việt Nam tại Đà Nẵng.

Đưa Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn

Theo đó, đến năm đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 - 80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13 - 14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12 - 14%; tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 - 14%/năm.

Về khách du lịch, phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 - 14%/năm và khách nội địa từ 6 - 7%/năm.

Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

Tổng thu từ khách du lịch đạt 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 - 17%. Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8 - 9%/năm.

Phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 - 10%/năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm.

Có thể bạn quan tâm

  • Lai Châu: Nhiều cơ hội để du lịch “cất cánh”

    08:49, 16/01/2020

  • Quảng Ninh: Thêm một loại hình du lịch hút khách

    04:24, 14/01/2020

  • Hội An: Điểm du lịch làng rau Trà Quế “san sẻ” lợi ích cho người nông dân

    11:00, 12/01/2020

  • 4 định hướng công nghệ sẽ thay đổi ngành công nghiệp du lịch vào năm 2020

    10:20, 11/01/2020

  • “Đánh thức” tiềm năng du lịch

    22:22, 31/12/2019

  • Phát triển du lịch cũng là phương cách để bảo vệ môi trường

    12:27, 24/12/2019

  • An Giang thí điểm “du lịch thông minh” tại Châu Đốc

    06:06, 19/12/2019

  • “Mở cửa bầu trời”, du lịch Sa Pa sớm bứt tốc

    08:31, 10/12/2019

  • Những khu du lịch Việt Nam vươn tầm thế giới bằng “điểm tựa xanh”

    16:50, 04/12/2019

  • Du lịch Việt Nam có thể tăng trưởng hơn nữa, nếu...

    03:00, 04/12/2019

Đâu là giải pháp?

Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ yêu cầu triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và hợp tác, hội nhập quốc tế về du lịch...

Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu thúc đẩy quan hệ hợp tác công - tư và các mô hình quản trị tích hợp các khu vực công và tư nhân, doanh nhân và cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững; thiết lập các điều kiện tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, kích thích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển lực lượng doanh nghiệp, hình thành nhiều doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh du lịch tiếp thu công nghệ mới, kỹ năng số và tiếp cận tài chính.

Một trong những điểm nổi bật trong giải pháp mà Chính phủ đưa ra đó là ưu tiên nguồn lực cho công tác quy hoạch, đào tạo nhân lực, nghiên cứu thị trường, xúc tiến, phát triển sản phẩm du lịch; phát triển du lịch cộng đồng; bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch; tiếp tục hoàn thiện chính sách tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh và đi lại cho khách du lịch quốc tế; tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các đường bay mới và trực tiếp kết nối Việt Nam với các thị trường du lịch trọng điểm và tiềm năng.

Về phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch; nâng cao khả năng kết nối giao thông tới khu du lịch, điểm du lịch; đầu tư điểm dừng, nghỉ trên các tuyến đường bộ.

Nâng cấp, mở rộng, đẩy nhanh xây dựng mới các cảng hàng không; xây dựng cảng biển, cảng thủy nội địa chuyên dụng cho khách du lịch; cải thiện nhanh hạ tầng, chất lượng dịch vụ đường sắt để phát triển du lịch; đổi mới, hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy nhanh thực hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch; số hóa các thông tin, tài liệu về điểm đến, xây dựng các kho nội dung số, hướng tới hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.

Ngoài ra, cần thu hút nguồn lực xã hội, nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp, phù hợp với nhu cầu và xu hướng du lịch mới.

Cần sự sáng tạo và đột phá

Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới và khu vực, du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, ấn tượng trong thời gian qua. Những chỉ tiêu cơ bản của Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030, đặc biệt chỉ tiêu về số lượng khách quốc tế cơ bản hoàn thành và đã vượt vào năm 2019.

Tăng trưởng du lịch tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, tới nhiều ngành khác, có đóng góp lớn để tăng trưởng chung của đất nước vượt mức Quốc hội đề ra. Diện mạo, đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân ở các địa phương du lịch phát triển được cải thiện rõ rệt. 

Dù đã đạt được những kết quả tích cực, song du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh to lớn của đất nước, với kỳ vọng của Đảng, Quốc hội và nhân dân. Khi nào du lịch Việt Nam bằng du lịch Thái Lan, Malaysia, Singapore vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục. 

Nguyên nhân đầu tiên là nhận thức của một số bộ, ngành chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên vùng, liên ngành, xã hội hóa và hội nhập quốc tế cao. 

Các cơ chế, chính sách phát triển du lịch chất lượng, hiệu quả chưa cao, thiếu tính kịp thời và đột phá để du lịch phát triển theo đúng bản chất của một ngành kinh tế. Việc xây dựng các chiến lược, đề án, quy hoạch du lịch chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tính dự báo và thời gian.

Nguyên nhân tiếp theo là hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch còn những hạn chế. Du lịch chưa được tạo điều kiện và đặt đúng vị trí cần có tương xứng là ngành kinh tế mũi nhọn của nó. 

Sự phối hợp liên vùng, liên ngành hiệu quả còn thấp so với yêu cầu thúc đẩy phát triển du lịch. Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch ở Trung ương và một số địa phương hoạt động chưa có hiệu quả cao, chưa phát huy được hết vai trò nhạc trưởng của mình... 

Sản phẩm du lịch thiếu phong phú và đa dạng cũng là một trong những nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam chưa thực sự phát triển.

Ngành du lịch hiện chủ yếu khai thác những cái sẵn có trong thiên nhiên và cộng đồng, thiếu sản phẩm nổi trội khác biệt và chất lượng.

Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, cũng như công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế, bất cập cần khắc phục.

Theo ông Nguyễn Quốc Hưng, Ủy viên thường trực, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, du lịch là ngành kinh tế sáng tạo, sức mạnh của du lịch nằm ở địa phương và doanh nghiệp.

Do đó, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần phát huy tính chủ động sáng tạo, phân cấp trao quyền mạnh hơn nữa cho doanh nghiệp và địa phương, không nên nghĩ rằng dư địa để phát triển du lịch vẫn rất lớn, không cần đầu tư thì du lịch Việt Nam vẫn phát triển.

Bên cạnh đó, khi đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực để thúc đẩy các ngành khác phát triển theo, thì phải có sự đầu tư thích đáng. Trong bối cảnh như vậy, vai trò của Chính phủ rất quan trọng. 

Ngoài ra, hướng dẫn viên cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Do đó, phải làm sao để mỗi một hướng dẫn viên phải trở thành một vị "đại sứ" du lịch của quốc gia.

Thực tế, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, đa dạng, mở ra thị trường lớn cho đội ngũ hướng dẫn viên trong nước. Để đạt được mục tiêu kể trên, ngoài việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, việc chấn chỉnh các hoạt động du lịch trái phép cũng đáng quan tâm, góp phần tạo ra môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, nghiêm minh và công bằng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Làm gì để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO