Làm mẫu 1km cao tốc để tính suất đầu tư (Kỳ 2): Câu hỏi về thất thoát, lãng phí vốn

Diendandoanhnghiep.vn GS. David Dapice - Đại học Harvard đã từng phải thốt lên: “Giá làm 1 km đường ở Việt Nam quá cao so với Mỹ”.

Điểm bất thường ở đây là đường sau chi phí cao hơn đường trước, không ai kiểm soát được, không ai nói được là nó đúng hay sai. Ảnh: Internet

Điểm bất thường là đường sau chi phí cao hơn đường trước, không ai kiểm soát và nói được là nó đúng hay sai. Ảnh: Internet

Bộ Giao thông Vận tải cho biết Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Hà Nội – TP HCM có tổng chiều dài 1.622 km, hiện đã đưa vào khai thác, triển khai thi công một số đoạn nên còn 1.372 km cần xây dựng.

Tổng mức đầu tư toàn bộ dự án 312.435 tỷ đồng, được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 (từ nay đến 2025) và giai đoạn 2 (sau 2025). Quy mô xây dựng là 4 - 6 làn xe, tốc độ 80 - 120 km/h, chia làm 20 dự án thành phần. Với số liệu này, nhiều người tính ra chi phí trung bình đầu tư xây dựng 1 km đường bộ cao tốc Bắc – Nam rơi vào khoảng hơn 10 triệu USD.

“Tại sao Trung Quốc cũng có những đặc điểm tương đồng như chúng ta mà chi phí làm đường cao tốc của họ chỉ là 5 triệu USD/km. Mỹ và các nước châu Âu cũng chỉ 3- 4 triệu USD/km, còn ở ta lại lên đến 10 - 12 triệu USD/km?”, chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược từng nêu vấn đề này với báo chí.

Ông Lược cũng chỉ ra đoạn đường cao tốc Bến Lức – Long Thành có suất đầu tư bình quân lên tới 25,8 triệu USD/km, tương đương 554 tỷ đồng. So sánh thì đây là mức đầu tư cao kỷ lục so với các tuyến đường cao tốc khác trên thế giới.

Để giảm chi phí làm đường bộ cao tốc, ông Lược cho rằng, Nhà nước cần nghiên cứu, làm thử một vài km đường bộ cao tốc xem hết bao nhiêu? Căn cứ vào đó đặt một mức trần đầu tư cụ thể cho một km đường bộ cao tốc.

“12 triệu USD/km đường bộ cao tốc là quá cao? Liệu có lợi ích gì xung quanh mức giá này không? Tôi nghĩ phải có giải pháp chứ không để mãi tình trạng chi phí làm đường cao tốc ngất ngưởng như thế”, ông Lược nói.

Thực tế, thời gian qua, dư luận và các chuyên gia luôn dấy lên những nghi vấn về việc chi phí đầu tư, giá thành thi công các công trình đường bộ bị đẩy cao “vống”. Theo đó, những con đường, những cao tốc “đắt nhất hành tinh” liên tiếp được nêu tên với những câu hỏi đặt ra về vấn đề thất thoát, lãng phí vốn.

Chuyên gia giao thông Phạm Sanh thì chỉ ra một điểm bất thường khác mà theo ông là đáng quan tâm hơn,  đó là “chi phí làm đường sau cao hơn đường trước”.

Cụ thể, ông dẫn ra đường TP. HCM – Trung Lương có giá khoảng 10.000 tỷ đồng tuy nhiên, đến đoạn TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, nhưng đã tăng vọt lên thành 20.000 tỷ đồng và đến đoạn Bến Lứt – Long Thành thì trên 30.000 tỷ đồng. Tất cả những đoạn đường này đều có độ dài tương đương.

“Điểm bất thường ở đây là đường sau chi phí cao hơn đường trước, không ai kiểm soát được, không ai nói được là nó đúng hay sai rồi quyết toán như thế nào…”, ông Sanh nói.

“Thực tế chúng ta đang đầu tư không hiệu quả. Vì không hiệu quả, suất đầu tư càng lúc càng cao, kéo theo chi phí đường bộ cao, khiến mất đi tính hiệu quả của giao thông trong nền kinh tế quốc dân”, ông Sanh nhận xét thêm.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Làm mẫu 1km cao tốc để tính suất đầu tư (Kỳ 2): Câu hỏi về thất thoát, lãng phí vốn tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714002649 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714002649 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10